Khách đông và phí đầu tư cực rẻ, Vì đâu chủ cửa hàng nhượng quyền Mixue vẫn ‘vỡ mộng’?

Phản hồi: 1

Chỉ trong 1 thời gian ngắn, các cửa hàng nhượng quyền Mixue đã mọc lên như nấm tại Việt Nam. Chi phí nhượng quyền của Mixue được quảng cáo là cực rẻ, các nhà nhượng quyền không phải chia sẻ doanh thu bán hàng, và các cửa hàng Mixue thường thấy trong tình trạng đông khách.

Vậy tại sao Mixue vẫn gặp khủng hoảng nhượng quyền, các chủ cửa hàng nhượng quyền Mixue cũng liên tục phải ‘kêu gào’

Bí quyết phát triển thần tốc của Mixue nằm gọn ở chữ: RẺ! CỰC RẺ!

Là 1 thương hiệu đến từ Trung Quốc, Mixue gây ấn tượng bởi độ phủ sóng thần tốc của mình.

Mixue thành lập năm 1997, phát triển việc nhượng quyền từ năm 2007, cho đến nay đến nay họ đã phát triển được hơn 20.000 cửa hàng tại Trung Quốc. Trong đó chỉ trực tiếp điều hành 47 cửa hàng, còn lại đến từ nhượng quyền. 

Tại Việt Nam, Mixue tạo ra kỷ lục phát triển trong ngành F&B, khi chỉ trong vòng 3 năm (chính thức nhượng quyền từ năm 2020) đã mở rộng được hơn 1300 cửa hàng trên phạm vi toàn quốc. 

image1 3
Lợi thế mở cửa hàng nhượng quyền mixue có 1 chữ: rẻ

Tại Trung Quốc, giá bán trung bình của họ chỉ bằng ⅕ so với các đối thủ nên Mixue dễ dàng chiếm ưu thế. Nhượng quyền ở Việt Nam cũng đi theo phương châm ‘món ngon giá rẻ’, các cửa hàng Mixue chủ yếu mở ở các khu đông dân cư, mức thu nhập thấp hơn, diện tích không cần quá lớn, để người mua mang đi; chứ không theo đuổi những nơi có giá thuê vị trí đắt đỏ như trung tâm thương mại. 

Tiếp theo, chi phí nhượng quyền ở Mixue được quảng cáo là cực rẻ. Tham khảo từ các chủ cửa hàng Mixue nhượng quyền, chúng tôi có các mức ước tính chi phí như sau: 

  • Phí nhượng quyền Mixue: 46.8 triệu/ 3 năm
  • Phí huấn luyện và quản lý: 41 triệu/3 năm
  • Phí máy móc thiết bị: ~297 triệu
  • Phí nguyên liệu đợt đầu: 130 triệu. Các đợt sau không giới hạn phí nhập.
  • Phí thẩm định mặt bằng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh: 500k, các tỉnh khác: 2 triệu. 
  • Phí thi công: 160-200 triệu. Công ty sẽ miễn phí thiết kế cửa hàng
  • Phí bảo lãnh hợp đồng: 70 triệu (sau hết hạn hợp đồng hoàn trả)

Như vậy chỉ cần có từ 700 triệu – 1 tỷ là có thể mở quán, tổng chi phí cố định từ nhượng quyền (phí nhượng quyền, huấn luyện, quản lý) chia ra cực rẻ, chỉ chưa đến 3 triệu/tháng, công ty không yêu cầu chủ cửa hàng phải chia sẻ doanh thu hàng tháng, chủ cửa hàng Mixue có thể thu hồi vốn sau 1 – 2 năm với giá bán hiện tại là 10-25.000đ/ sản phẩm.

Tỷ suất sinh lời tầm 15%, gấp đôi- gấp ba lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng.  

Khách đông, phí đầu tư rẻ, vì đâu chủ cửa hàng Nhượng quyền Mixue vỡ mộng? 

Chủ yếu là do vấn đề cạnh tranh. Sau khi Mixue thành công nhân bản với các cửa hàng giá rẻ, thì các cửa hàng khác ở Việt Nam với giá thành rẻ cũng mọc ra ngày càng nhiều, dẫn đến phân tán khách hàng. 

 

image3 1
Cửa hàng ‘ăn theo” Mixue

Các chủ cửa hàng Mixue cũng phải tự cạnh tranh với nhau do mật độ nhượng quyền quá dày, cách 500 mét lại có thể có 1 cửa hàng nhượng quyền Mixue. 

Và cạnh tranh còn gay gắt hơn nữa khi gần đây, 1 thương hiệu Trung Quốc khác tương tự Mixue cũng bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam – Cooler City. Cần biết thêm rằng, Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn lớn cho Mixue giữ được giá thành cung ứng rẻ, để mở rộng tại Việt Nam. Vì Trung Quốc muốn dùng hình ảnh các cửa hàng nhượng quyền Mixue để truyền bá, quảng cáo văn hoá của họ.

Xem thêm: Đầu cơ là gì? Ưu – Nhược điểm của việc đầu cơ trên thị trường tài chính

Hiện Cooler City cũng được hậu thuẫn từ Trung Quốc và luôn mở song song với các nơi có Mixue.

Do áp lực cạnh tranh, Mixue ra quyết định giảm 25% giá bán trên toàn menu. Tức trà sữa giảm còn 20.000đ/ ly, trà chanh còn 15000 đ/ly. Giá bán giảm 25% nhưng giá các nguyên liệu đầu vào Mixue chỉ giảm cho các chủ cửa hàng 8-10% (theo khảo sát từ nhiều chủ cửa hàng). 


Với mức giá thành bị giảm, chi phí hàng tháng có thêm các khoản phát sinh (Giá điện, giá nước, khấu hao trang thiết bị…) và áp lực cạnh tranh từ nhiều phía như vậy, nhiều chủ cửa hàng chính thức vỡ mộng đẹp.

Ước tính với giá bán 20000đ/ly, một chủ cửa hàng Mixue nhượng quyền phải bán được 400 ly/ngày mới có lãi, nếu chỉ bán được 200-300 ly/ngày thì gần như làm không công cho doanh nghiệp. Mà con số 400 ly/ngày là con số quá khủng, cho nên rất nhiều chủ cửa hàng nhượng quyền Mixue rơi vào tình trạng đầu tư tiền tỷ rồi nhặt lại ‘tiền lẻ’ hoặc là làm không công. 

Bên cạnh khó khăn chính là do cạnh tranh ra, thì có 1 khó khăn khác với các chủ cửa hàng Mixue nhượng quyền là do vấn đề vùng miền. Chủ cửa hàng miền Bắc sẽ có ưu thế hơn chủ cửa hàng miền Nam do gần Trung Quốc, được hưởng lợi từ giá thành hàng hoá, giá vận chuyển rẻ hơn. Ngoài ra, trong miền Nam, tâm lý ‘bài Tàu’ lớn hơn nên các cửa hàng Mixue tại miền Nam thường vắng vẻ hơn miền Bắc.

Có nên tham gia vào nhượng quyền Mixue không? 

Chợ Giá mời bạn đọc thử các dữ liệu về lợi nhuận và chi phí nhượng quyền Mixue như sau: 

Giá nhượng quyền mixue

  • Doanh thu từ phí quản lý nhượng quyền chỉ chiếm 2% doanh thu của Mixue
  • Doanh thu từ bán nguyên liệu chiếm 72% doanh thu của Mixue 
  • Doanh thu từ bán thiết bị chiếm 20% doanh thu của Mixue. 

Với các dữ liệu trên, nên nhìn nhận việc Mixue dưới góc độ một công ty sản xuất và cung cấp nguyên liệu, thực phẩm chứ không đơn thuần là 1 công ty bán đồ uống. Họ xây ra một mô hình tối ưu thu mua đầu vào sản phẩm, tối ưu về sản xuất, xây dựng hệ thống kho vận và logistic hàng ngày cực tốt để đưa ra sản phẩm đồng bộ với mức giá mà các đơn vị khác không cạnh tranh nổi. 

Bản chất mô hình kinh doanh của Mixue là B2B (“Business to Business” được dùng để chỉ hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp)

Hotline nhượng quyền Mixue

Sau khi đọc hết bài phân tích bức tranh tài chính của việc tham gia vào nhượng quyền Mixue trênm Nếu như bạn và gia đình có ý định tham gia vào Mixue thì có thể tham khảo hotline nhượng quyền Mixue 024 6666 2111

image2 2
Mở cửa hàng mixue

 

Ở Việt Nam đã có những thương hiệu đi theo hướng B2B trước cả Mixue, ví dụ như các cửa hàng Domino’s đều là nhượng quyền. Domino’s tập trung vào: R&D ra sản phẩm mới và phát triển công nghệ (App đặt hàng của Domino’s đứng vào hàng top)

Thị trường Việt Nam rất ‘sáng tạo’,  nhiều hãng hiện giờ đang cho nhượng quyền 0đ, không thu phí Quản lý, vì họ cũng đi theo hướng này: B2B, không thu phí nhượng quyền và tập trung vào dòng tiền bán nguyên liệu… Thậm chí có bên ‘không thèm’ bán nguyên liệu, vì họ là đơn vị thiết kế thi công. 

Về sản phẩm, Mixue có bước chuyển đổi thông minh tại thị trường Việt Nam. Ban đầu, Mixue tập trung bán trà sữa nhưng khi trà sữa ‘bão hoà’ thì Mixue chuyển sản phẩm chủ đạo sang Kem tươi, còn trà sữa chỉ tập trung vào phân khúc giá rẻ, cho học sinh sinh viên.

Việc đánh giá có nên tham gia vào mạng lưới nhượng quyền của Mixue hơn phụ thuộc vào quyết định của từng người. Tuy vậy, hãy nhớ cốt lõi của Mixue là 1 đơn vị sản xuất và ‘sống’ bằng bán nguyên liệu, cho nên mở càng nhiều cửa hàng nhượng quyền thì Mixue càng sống khoẻ, hạ giá bán 1 ly trà sữa hay kem để cạnh tranh không ảnh hưởng gì đến Mixue cả, nhưng các chủ cửa hàng nhượng quyền cần phải tính toán kỹ rủi ro giảm giá bán và mật độ cạnh tranh quá dày.

Hà Giang

5/5 - (3 bình chọn)