Joint Venture là gì? Ví dụ về Joint Venture đơn giản dễ hiểu nhất

Phản hồi: 1

Chợ giá – Joint Venture (Liên doanh) là thỏa thuận hợp tác giữa hai hay nhiều đơn vị kinh doanh, với mục đích bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới. Mỗi đơn vị góp tài sản vào liên doanh,  thống nhất cách phân chia lợi nhuận và kinh phí. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp Joint Venture là gì?

Joint Venture (Liên doanh) là gì?

Joint Venture (Liên doanh) là sự kết hợp của các cá nhân, nhóm cá nhân, công ty hoặc tập đoàn, giữ tư cách pháp nhân riêng biệt. Một liên doanh có thể được thiết lập bằng một hợp đồng nêu rõ các nguồn lực, chẳng hạn như tiền, tài sản và các tài sản khác mà mỗi pháp nhân đóng góp cho liên doanh.

joint venture là gì
Liên doanh là việc một công ty mong muốn được chia sẽ quyền sở hữu trong hoạt động kinh doanh với một đối tác khác

Hợp đồng cũng thiết lập cách thức quản lý liên doanh và cách thức kiểm soát lợi nhuận và chia sẻ rủi ro thua lỗ.

Một công ty liên doanh có thể là:

  • Hai công ty có các lĩnh vực chuyên môn khác nhau làm việc cùng nhau để tạo ra một sản phẩm mới hoặc cung cấp một dịch vụ mới.
  • Một công ty đang tìm cách thâm nhập vào thị trường mới có thể thành lập một liên doanh với một công ty có trụ sở tại lâu đời ở quốc gia hoặc khu vực đó

Ngoài định nghĩa trên, điều cần nhất ở công ty liên doanh chính là sự tin tưởng. Nghĩa là các công ty hoặc cá nhân này đã có thời gian làm việc với nhau thời gian dài và đạt được mức độ tin tưởng nhất định. Từ đó, mới tiến đến hoàn thành mục tiêu chung của một liên doanh.

Hợp đồng liên doanh gồm có những gì?

Nếu tất cả các bên hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau, một hợp tác liên doanh về mặt lý thuyết chỉ cần một cái bắt tay đồng ý đơn giản.

Nhưng hầu hết các tổ chức kinh doanh đều phác thảo các điều khoản trong một hợp đồng liên doanh có sự hỗ trợ pháp lý.

Thỏa thuận hợp đồng liên doanh thường bao gồm các nội dung sau:

  • Các bên tham gia thỏa thuận
  • Cơ cấu quản lý của công ty liên doanh
  • Tỷ lệ sở hữu của các bên
  • Các cổ phiếu phân phối theo tỷ lệ chia sẻ lãi – lỗ
  • Tài khoản ngân hàng mà công ty liên doanh sẽ sử dụng
  • Danh sách các tài sản chung
  • Các nhân viên làm việc trong liên doanh
  • Hồ sơ quản trị và báo cáo tài chính sẽ được lập và lưu giữ như thế nào
Ưu điểm của Joint Venture
Hình thức liên doanh đem lại những lợi ích về nguồn lực, công nghệ và hiểu biết thị trường cho cả 2 bên đối tác

Ưu điểm của hình thức lliên doanh (Joint Venture)

Chia sẻ nguồn lực kinh doanh

Các  công ty liên doanh được chia sẻ nguồn lực mà không bỏ ra quá nhiều vốn. Việc chia sẻ nguồn lực này tạo điều kiện cho các công ty mở rộng sang các thị trường mới, tăng trưởng kinh doanh với rủi ro tương đối thấp.

Tính linh hoạt trong hợp tác

Các công ty liên doanh có tính linh hoạt cao. Các đối tác trong liên doanh không bị ràng buộc sau khi hết hạn hợp đồng ban đầu. Mỗi doanh nghiệp vẫn giữ được bản sắc riêng và quyền tự chủ của mình. Do đó, các thỏa thuận khi hợp tác liên doanh giúp đổi mới hoạt động kinh doanh đồng thời giảm thiểu rủi ro của nó.

Trau dồi kiến thức, tài sản chung

Công ty liên doanh dùng để tham gia một thị trường kinh doanh mới hoặc thị trường nội địa của người bản xứ. Việc liên doanh sẽ rất hữu ích để trau dồi kiến ​​thức chuyên môn, sở hữu tài sản trí tuệ mà bạn chưa có hoặc cải thiện chiến lược quảng cáo của cả hai công ty.

Rủi ro của hình thức liên doanh (Joint Venture)

rủi ro của hình thức liên doanh
Rủi ro chính của liên doanh là khi xảy ra sự cố, cả hai bên đều phải chịu rủi ro chung chứ không chỉ bên có lỗi.

Rủi ro chính của liên doanh là khi xảy ra sự cố, cả hai bên đều phải chịu rủi ro chung chứ không chỉ bên có lỗi.

Mỗi bên tham gia đều chịu trách nhiệm như nhau khi có các vấn đề phát sinh từ công ty liên doanh, bất kể mức độ tham gia.

Vì các bên góp cổ phần vào công ty liên doanh không đồng đều, nên dễ dẫn đến vấn đề thỏa thuận chia lợi nhuận không thỏa đáng cho bên này hoặc bên kia.

Tham gia vào một công ty liên doanh có thể hạn chế cơ hội hợp tác với các tổ chức khác, đặc biệt nếu hợp đồng có các điều khoản hạn chế làm việc với các đối tác nhất định.

Điều này sẽ cản trở sự đổi mới liên tục mà công ty cần có để tạo ra giá trị và nâng cao trải nghiệm của khách hàng cuối cùng.

Công ty liên doanh hoạt động như thế nào?

Nếu việc liên doanh dẫn đến việc hình thành một pháp nhân mới, có thể được cấu trúc như một tập đoàn, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh, họ thường sẽ cấu trúc liên doanh để mỗi công ty sáng lập có số cổ phần bằng nhau cũng như có trách nhiệm quản lý ngang nhau.

Các doanh nghiệp hợp thức hóa liên doanh vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm:

  • Để kết hợp các nguồn lực: Thực thể liên doanh có thể ảnh hưởng trong một ngành, nhiều nguồn lực hơn đảm bảo sự thành công của công ty liên doanh so với một công ty riêng lẻ.
  • Để kết hợp chuyên môn: Ví dụ với các doanh nghiệp công nghệ, một công ty có thể có một đội ngũ lập trình viên giỏi, một công ty khác sở hữu bằng sáng chế quan trọng và một công ty thứ ba xuất sắc trong lĩnh vực tiếp thị.
  • Để tiết kiệm chi phí: Hai công ty nhỏ có thể hợp tác liên doanh để tiết kiệm chi phí cho tiếp thị và quảng cáo. Ngoài ra, hai công ty liên quan đến khai thác kim loại quý có thể thành lập một công ty liên doanh để bắt đầu khai thác ở một khu vực cụ thể.

Kết luận

Có nên tham gia vào một công ty liên doanh hay không? Điều này phụ thuộc vào mức chấp nhận rủi ro của bạn so với cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh. Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu rõ Joint Venture là gì.

Thanh Tâm – Chợ giá

Bạn thấy bài viết này thế nào?