CHỢ GIÁ – Giá lợn hơi tăng giảm trái chiều từ 1.000 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg trong ngày hôm nay (10/4). Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh xây dựng các vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh quy mô lớn để sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao.
Giá lợn hơi tại miền Bắc tăng giảm từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg. Sau khi tăng giá nhẹ, thương lái tại Hà Nam và Bắc Giang lần lượt thu mua lợn hơi ở mức 54.000 đồng/kg và 55.000đồng/kg. Tỉnh Nam Định tăng 2.000 đồng/kg lên 54.000 đồng/kg. Tương tự, các thương nhân Thái Bình hiện đang giao dịch ở mức 55.000 đồng/kg sau khi tăng 3.000 đồng/kg. Trong khi đó, tỉnh Hưng Yên giảm 3.000 đồng/kg xuống còn 54.000 đồng/kg.Giá lợn hơi hôm nay dao động trong khoảng 53.000 – 56.000 đồng/kg tại miền Bắc.
Thị trường lợn hơi tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên tăng 4.000 đồng/kg so với cuối tuần trước. Do đó, thương lái tại 3 tỉnh Ninh Thuận, Quảng Nam và Quảng Ngãi hiện đang thu mua với giá 54.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg, tăng giá nhẹ. Tỉnh Khánh Hòa tăng 2.000 đồng/kg, giao dịch điều chỉnh lên 56.000 đồng/kg. Tương tự như vậy, sau khi tăng 3.000 – 4.000 đồng/kg, các tỉnh Quảng Trị và Bình Thuận thu mua lần lượt là 54.000 đồng/kg và 56.000 đồng/kg. Giá lợn hơi hiện nay tại miền Trung và Tây Nguyên đang dao động trong khoảng 52.000 – 56.000 đồng/kg.
Tại miền Nam hôm nay, giá lợn hơi biến động tại nhiều tỉnh, thành. Hiện các tỉnh Đồng Nai, Long An, Hậu Giang điều chỉnh giao dịch còn 52.000 – 54.000 đồng/kg sau khi giảm 1.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tại các tỉnh Bình Dương, An Giang, Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng tăng nhẹ lên 55.000 – 56.000 đồng/kg sau khi tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg. Thương lái tại Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long thu mua với giá 55.000 đồng/kg – 56.000 đồng/kg. Tương tự, tỉnh Bạc Liêu ghi nhận mức tăng cao nhất là 4.000 đồng/kg, đưa giá lợn hơi lên 57.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Giá lợn hơi miền Nam hiện dao động trong khoảng 52.000 – 57.000 đồng/kg.
Hiện nay, ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh phối hợp chặt chẽ với cộng đồng tập trung đẩy mạnh xây dựng các vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn để sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Từ đó, thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao giá trị của sản phẩm và tạo thu nhập cao cho nông dân.
Trên thực tế, việc phát triển vùng chăn nuôi sạch bệnh mang lại nhiều lợi ích nhưng trong quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn do chi phí đầu tư cao. Mặt khác, có một thực tế là chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, trong khi tỷ lệ tiêm phòng, quy trình giám sát dịch bệnh trên đàn chưa đạt yêu cầu nên vẫn để xảy ra các loại dịch bệnh.
Thụy Trang – Chợ Giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.