Giá dầu quay đầu giảm mạnh 2%, OPEC+ phải ‘trả giá’ nếu thắt chặt nguồn cung toàn cầu

Phản hồi: 1

Dầu thế giới hôm nay 03/10 đột ngột giảm mạnh do lo ngại rủi ro lạm phát trong quý 4, những nhà đầu cơ dầu đang trông chờ động thái của OPEC. Trong khi đó, xăng dầu trong nước hôm nay 03/10 giảm theo thông báo của Liên Bộ Công Thương – Tài Chính tại kỳ điều chỉnh hôm qua 02/10

Giá dầu giảm do USD tăng và rủi ro lạm phát cao trong quý 4

Những lo ngại lạm phát sẽ xuất hiện trở lại làm giảm cầu ở mọi lĩnh vực , khiến thị trường dầu toàn cầu có khởi đầu đáng lo ngại trong quý 4.

image3
Giá dầu giảm do USD tăng

Mới đây nhất, sự tăng vọt của giá đô la mỹ lên mức ‘đỉnh’ mới trong 10 tháng đã làm tăng thêm sức nặng cho dầu – hàng hóa tính bằng đồng USD. Đà tăng giá của USD có thể cũng chưa lại ở đây khi FED muốn đưa lạm phát trở về mức 2% thay vì 3,7% như hiện tại. 

Về mặt dầu thô, dầu WTI được giao dịch tại New York và dầu Brent giao dịch tại London đều giảm khoảng 2%, kéo dài chuỗi giảm kể từ thứ Sáu tuần trước. Trước đó, hai chuẩn dầu thô này đều đã tăng gần 30% trong quý 3, gây ra sự hỗn loạn đối với nền kinh tế ở các nước không sản xuất dầu mỏ.

Hợp đồng dầu WTI giao tháng 11 ổn định ở mức 88,82 USD/thùng – dưới mức quan trọng 90 USD/thùng – sau khi giảm 1,97 USD, tương đương 2,2% trong ngày. Giá dầu thô chuẩn của Mỹ đã chạm mức thấp nhất trong 3 tuần là 88,47 USD/thùng trước đó.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 12 được giao dịch nhiều nhất ở mức 90,71 USD/thùng, giảm 1,49 cent hay 1,6%. 

Giá dầu thô chuẩn toàn cầu đã giảm xuống 90,36 USD/thùng

Ảnh: Giá dầu Brent giảm xuống 89,708 USD/thùng, cập nhật lúc 9h00 sáng 03/10 (giờ Việt Nam)

 

Ngày mai 04/10/2023, OPEC+, liên minh gồm 13 nước xuất khẩu dầu mỏ do Saudi Arabia dẫn đầu và 10 nhà sản xuất dầu độc lập do Nga chỉ đạo, sẽ họp để quyết định các hành động trong tương lai. Các nhà đầu cơ mong rằng liên minh sẽ có biện pháp nhằm thúc đầy giá dầu tăng trở lại. Nhưng một số nguồn tin trong OPEC+ cho biết liên minh này khó có thể điều chỉnh mục tiêu sản xuất trong tháng 11 và tháng 12.

 

Saudi Arabia và Nga đang cắt giảm ít nhất 1,3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay. Nhờ đó mà giá dầu WTI đã tăng từ mức dưới 64 USD/thùng trong tháng 5 lên trên 95 USD/thùng trong tháng 9, trong khi dầu Brent tăng từ mốc dưới 72 USD/thùng lên trên 97 USD/thùng trong cùng khoảng thời gian.


 

OPEC+ sẽ phải “trả giá’ nếu thắt chặt hơn nguồn cung

Reuters đưa tin, nhập khẩu dầu thô của châu Á giảm tháng thứ hai liên tiếp do nhu cầu bảo trì nhà máy lọc dầu giảm và tác động của giá dầu cao hơn bắt đầu đè nặng lên cầu về dầu. 

Khu vực nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới chỉ nhập 24,95 triệu thùng/ngày trong tháng 9, giảm so với mức nhập khẩu cũ trong tháng 8 là 25,22 triệu thùng/ngày

image4

Ngoài ra một số người Saudi cho rằng họ cần bảo vệ thị phần dầu của mình với mức giá cao hiện nay cho một thùng, trước nguy cơ bị các đồng minh của họ, bao gồm cả người Nga, cắt giảm.

Hiện tại, lượng dầu nhập khẩu từ Saudi Arabia của Ấn Độ đã ở mức dưới 500.000 thùng/ngày trong tháng 9 – mức thấp nhất trong gần một thập kỷ.

Ngoài Ấn Độ, Saudi Arabia còn phải lo ngại về nhu cầu dầu của Trung Quốc. Dữ liệu chính thức ngày 30/09 cho thấy các nhà máy ở Trung Quốc đã mở rộng hoạt động lần đầu tiên sau 6 tháng, nền kinh tế thứ 2 thế giới đang đi vào quỹ đạo ổn định. Tuy vậy, sự phục hồi của Trung Quốc đang bị trì hoãn do sụt giảm tài sản, xuất khẩu giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao dấy lên lo ngại về nhiên liệu yếu hơn. 

Báo cáo tổng hợp của OilPrice cho biết việc giá cao có thể khiến nhu cầu về dầu của Trung Quốc và Ấn Độ giảm đi đáng kể trong những tháng cuối năm 2023. Việc Saudi Arabia cần làm, là sản xuất nhiều dầu hơn trong tháng 10, chứ không phải ít hơn, để làm hài lòng khách hàng của họ. 

Mặt khác, vì lợi ích của Moscow, Ấn Độ đã bắt đầu mua dầu thô ural của Nga với giá khoảng 80 USD/thùng – cao hơn rõ rệt so với mức giá trần 60 USD do G7 đặt ra, nhưng vẫn thấp hơn mức giá cố định của dầu Brent. Tuy vậy Nga, quốc gia đã cam kết thực hiện kế hoạch thắt chặt với Saudi Arabia, tuyên bố cắt giảm 300.000 thùng mỗi ngày, cũng đang chịu áp lực phải theo kịp việc giao hàng như đã hứa với khách hàng.

Nga có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu

Moscow gần đây đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu để ổn định thị trường nội địa.

JPMorgan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Maroc, Tunisia và Ả Rập Xê-út là một trong những điểm đến chính của dầu diesel của Nga trong năm nay và ‘lệnh cấm xuất khẩu kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ với các khách hàng mới mà các công ty dầu mỏ của Nga đã dày công xây dựng trong hơn một năm rưỡi qua”.

Các thông tin về hành động của Nga và Saudi Arabia sẽ được phản ánh vào cuộc họp OPEC+ ngày 04/10/2023 tới đây. 

Giá xăng dầu Việt Nam 03/10 điều chỉnh giảm 

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước 03/10 được liên Bộ Tài Chính – Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành 02/10. Theo đó: 

Giá bán lẻ xăng dầu
Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng E5 RON 92-II 19.340 19.720
Xăng 95 RON-III 20.520 20.930
Xăng 95 - V 21.080 21.500
Dầu Hỏa 2-K 18.920 19.290
Dầu DO 0.05S 18.500 18.870
Dầu DO 0,001S-V 18.750 19.120
  • Xăng E5RON92: không cao hơn 23.502 đồng/lít (giảm 695 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.341 đồng/lít;
  • Xăng RON95-III: không cao hơn 24.842 đồng/lít (giảm 906 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);
  • Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 23.594 đồng/lít (giữ nguyên so với giá bán lẻ hiện hành);
  • Dầu hỏa: không cao hơn 23.816 đồng/lít (giữ nguyên so với giá bán lẻ hiện hành);
  • Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 17.452 đồng/kg (giảm 395 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Dự báo giá xăng dầu trong nước vào kỳ điều chỉnh 11/10

Mặt hàng Xăng 95 Xăng E5 Dầu
Dự báo Giảm 550đ Giảm 420đ Giảm 350đ 

 

Hà Giang

5/5 - (2 bình chọn)