Đòn bẩy tài chính là gì? Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp

Phản hồi: 1

Chợ giá – Để thúc sự tăng trưởng của công ty, các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính như một cách để tăng sức mạnh tài chính. Trong bài viết này sẽ giải thích đòn bẩy tài chính là gì và cách bạn có thể sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính là một chiến lược đầu tư sử dụng tiền đi vay để tăng lợi nhuận tiềm năng của một doanh nghiệp

Đòn bẩy tài chính là một chiến lược đầu tư sử dụng tiền đi vay để tăng lợi nhuận tiềm năng của một doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, đó là việc sử dụng nợ để làm vốn và phát triển nhằm mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận kinh doanh.

Đòn bẩy tài chính được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh, đầu tư và thậm chí cả tài chính cá nhân. Các gia đình có thể sử dụng đòn bẩy (dưới hình thức thế chấp) để mua nhà trong khi các công ty và nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để gia tăng mua tài sản, từ đó tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Một công ty hoặc khoản đầu tư được cho là “có đòn bẩy tài chính cao” nghĩa là có nhiều khoản vay nợ so với vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu đòn bẩy tài chính làm lợi tức đầu tư cao hơn, so với lãi suất một công ty đang trả cho ngân hàng, thì mức độ đòn bẩy sẽ giảm xuống khi giá trị tài sản tăng lên.

Tại sao phải sử dụng đòn bẩy tài chính

lợi ích khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh, đầu tư và thậm chí cả tài chính cá nhân

Trong vật lý

Đòn bẩy có thể giúp bạn nâng những vật nặng hơn mức bạn có thể nâng bình thường. Tương tự như vậy trong tài chính, đòn bẩy tài chính cho phép bạn mua nhiều hơn mức bạn có thể chi trả bình thường.

Trong kinh doanh

Đối với nhiều doanh nghiệp, vay tiền có thể có lợi hơn so với việc huy động thêm vốn tự có hoặc bán tài sản để trả cho các giao dịch. Điều này càng đúng đối với các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ với vốn thấp và ít tài sản. Bằng cách vay tiền từ ngân hàng hay quỹ đầu tư, bạn có thể tài trợ cho các hoạt động kinh doanh và bắt đầu thành lập công ty của mình cho đến khi bạn bắt đầu thu được lợi nhuận.

Trong cổ phiếu

Các công ty sử dụng đòn bẩy để tránh pha loãng cổ phiếu. Việc sử dụng nợ bằng cách phát hành tráiphiếu thay vì phát hành cổ phiếu để mở rộng cho hoạt động kinh doanh giúp bạn giữ quyền sở hữu công ty của mình và tăng giá trị cho cổ đông.

Khi nào nên sử dụng đòn bẩy tài chính

Theo nguyên tắc chung, tốt hơn nên vay tiền khi lãi suất thấp. Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán lãi suất hàng tháng của bạn thường thấp hơn khả năng chi trả của bạn.


  • Đòn bẩy tài chính chỉ là một từ khác để chỉ việc vay nợ
  • Đòn bẩy được sử dụng để thúc đẩy các chiến lược đầu tư và phát triển lợi nhuận
  • Các công ty sử dụng đòn bẩy để mở rộng tài sản của họ
  • Đòn bẩy tài chính tăng sức mua của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp

Giả sử công ty A muốn mua một bất động sản trị giá 1 tỷ đồng để mở rộng hoạt động kinh doanh. Công ty có thể sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc vay nợ để tài trợ cho khoản đầu tư.

Trường hợp công ty không có đòn bẩy tài chính

Công ty A chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu để mua tài sản, nghĩa là công ty sở hữu 100% tài sản và không cần trả lãi suất. Nếu tài sản tăng giá 30%, giá trị của tài sản sẽ tăng lên 1 tỷ 300 triệu và công ty sẽ thu được lợi nhuận 300 triệu đồng với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 30% (300.000.000/ 1.000.000.000).

Tương tự, nếu tài sản giảm giá 30%, tài sản sẽ được định giá là 700 triệu và công ty sẽ chịu lỗ 300 triệu và có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là -30% (-300.000 / 100.000.000).

Trường hợp công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính

Trong trường hợp này, giả định công ty sử dụng 40% vốn chủ sở hữu và 60% vay nợ ngân hàng.

Nếu tài sản tăng giá 30%, tài sản công ty sẽ được định giá là 1 tỷ 300 triệu. Có nghĩa là sau khi công ty trả xong khoản nợ 600 triệu, sẽ còn lại 700 triệu, tương ứng với lợi nhuận là 300 triệu đồng. Vì công ty chỉ đầu tư 400 triệu vào vốn chủ sở hữu và giá trị của tài sản đã tăng 300 triệu, lợi tức trên vốn chủ sở hữu là 75% (300.000.000 / 400.000.000).

Nếu tài sản giảm giá 30%, thì tài sản đó sẽ được định giá là 700 triệu. Sau khi trả khoản nợ 600 triệu, công ty sẽ còn lại 100 triệu đồng, nghĩa là lỗ 300 triệu. (400.000.000 – 1.000.000). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ là -75% (-300.000.000 / 400.000.000).

Mặc dù lợi nhuận là như nhau trong cả hai trường hợp, nhưng việc sử dụng đòn bẩy tài chính mang lại lợi tức đầu tư cao hơn nhiều vì công ty tạo ra 300 triệu đồng lợi nhuận với khoản đầu tư chỉ 400 triệu đồng (thay vì 300 triệu lợi nhuận với khoản đầu tư 1 tỷ đồng).

Từ ví dụ này, cho thấy đòn bẩy tài chính tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của một công ty.

Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho một công ty, thì cũng có thể làm ngược lại. Đòn bẩy phóng đại cả khoản lãi và lỗ. Nếu một nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để đầu tư vào khoản đầu tư kém hiệu quả, thì khoản lỗ của sẽ lớn hơn nhiều khi không sử dụng đòn bẩy tài chính.

Kết luận

Đòn bẩy tài chính giúp các doanh nghiệp thực hiện các khoản đầu tư để gia tăng lợi nhuận lên gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn rõ hơn về đòn bẩy tài chính là gì cũng như lợi ích của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Thanh Tâm – Chợ giá