Core Value của một tổ chức là gì? 10 ví dụ điển hình về Core Value

Phản hồi: 1

Chợ giá – Core Value (giá trị cốt lõi) của một công ty là những giá trị mà công ty nắm giữ, tạo thành nền tảng để thực hiện công việc và phát triển đi lên. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về ý nghĩa của Core Value là gì!

Việc tìm thấy Core Value (giá trị cốt lõi) của bất kỳ tổ chức nào không hề khó. Bạn sẽ thấy Core Value ở chung với sứ mệnh cốt lõi, tầm nhìn,…trên phần giới thiệu nổi bật trên các trang web của công ty. Core Value còn được dán trên banner tại sảnh chờ của trụ sở công ty, bảng hiệu ở khắp các văn phòng công ty, in trong sổ tay nhân viên.

Core Value (Giá trị cốt lõi) của công ty là gì?

giá trị cốt lõi core value là gì
Giá trị cốt lõi của công ty là những nguyên tắc được nêu rõ ràng về tầm nhìn, sứ mệnh và nguyên tắc của tổ chức.

Trong một thế giới luôn thay đổi, các giá trị cốt lõi là không đổi. Giá trị cốt lõi không phải dùng để mô tả về công việc công ty đang làm hoặc các chiến lược sử dụng để đạt doanh thu. Các giá trị cốt lõi làm nền tảng cho công việc của công ty, cách thức mọi người tương tác với nhau và sử dụng chiến lược nào để hoàn thành sứ mệnh của công ty đó.

Giá trị cốt lõi của công ty là những nguyên tắc được nêu rõ ràng về tầm nhìn, sứ mệnh và nguyên tắc của tổ chức. Nhờ có Core Value, mọi người đều thống nhất với nhau theo một triết lý chung hướng đến mục đích cống hiến cho tập thể, khách hàng và lớn hơn là cộng đồng.

Điều này cũng có thể bao quát cả định nghĩa về văn hóa công ty. Theo nhiều cách, giá trị cốt lõi và văn hóa công ty đồng nghĩa với nhau. Cả hai đều nói về khát vọng và sứ mệnh của một công ty. Core Value là DNA cơ bản cho danh tiếng của một công ty. (DNA: tế bào cốt lõi)

Các công ty lớn thường có hệ thống thông tin rõ ràng, ổn định để củng cố những nguyên tắc đó.

10 ví dụ về Core Value giá trị cốt lõi của công ty

ví dụ về Core Value
Ví dụ về Core Value

Dưới đây là danh sách các giá trị mà các công ty coi là quan trọng.

  • Thanh Liêm: Hành động đi liền giá trị đạo đức là ưu tiên của tất cả bộ máy cán bộ đại diện cho tổ chức cũng như cách ứng xử công ty nói chung.
  • Tính trung thực:  Đó không chỉ là sự minh bạch về chính sách làm việc. Tính trung thực là hành động một cách minh bạch, đáng tin cậy để nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp, khách hàng và công chúng.
  • Công bằng: Đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng nhất định mà tất cả mọi người đều xứng đáng được nhận.
  • Trách nhiệm: Chấp nhận trách nhiệm cho các hành động của công ty là cách cùng để xây dựng lòng tin từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
  • Lời hứa với khách hàng:  Việc tạo ra trải nghiệm khách hàng tuyệt vời bắt đầu bằng việc luôn trung thực với những lời đã nói và các mối quan hệ mà chúng ta tạo ra.
  • Đa dạng và hòa nhập: Các tổ chức thành công bằng cách mang những trải nghiệm sống khác nhau và nhiều nền tảng khác nhau vào một môi trường cởi mở, nơi mọi người đều có cơ hội bình đẳng như nhau.
  • Học tập: Không một ai có tất cả giỏi hết mọi thứ. Văn hóa khiêm tốn và không ngừng học hỏi là nguyên tắc cơ bản của các công ty thành công.
  • Làm việc theo nhóm:  Khi mọi người làm việc cùng nhau, họ có thể tạo ra điều gì đó vĩ đại hơn là khi bản thân làm một mình.
  • Niềm đam mê: Niềm vui từ đam mê không chỉ cho bản thân công việc mà còn cho những người xung quanh, để mọi người cùng mạnh dạn, đổi mới, sáng tạo.
  • Chất lượng: Các công ty được đánh giá bởi chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ của họ, vì vậy các tiêu chuẩn phải được duy trì.
  • Tất nhiên, có nhiều giá trị cốt lõi khác nữa mà một công ty nên có. Nhưng việc xác định một bộ triết lý chung là việc cần làm đầu tiên của một doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của Core Value đối với doanh nghiệp

tầm quan trọng của Core Value
Lợi ích của Core Value đối với doanh nghiệp
  • Giá trị cốt lõi là chuẩn mực, là nền tảng áp dụng cho toàn bộ hành vi ứng xử trong môi trường làm việc của Doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân tại nơi làm việc kết hợp với kinh nghiệm của họ khi hòa trộn với nhau tạo nên văn hóa của Doanh nghiệp.
  • Giá trị cốt lõi giúp khẳng định niềm tin, củng cố quyết đinh cho tổ chức, đặc biệt là những vấn đề khó khăn mang tính quyết định đến kết quả Kinh doanh. Nếu giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp là “trách nhiệm” thì khi dịch vụ, sản phẩm kém chất lượng phải chịu trách nhiệm, xin lỗi và khắc phục hậu quả.
  • Giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp giúp khách hàng, đối tác có cái nhìn rõ ràng hơn và chi tiết hơn về Doanh nghiệp.
  • Giá trị cốt lõi (core value) hình thành nên tầm nhìn của tổ chức, là nền tảng và bước đệm để thu hút và giữ chân những cá nhân giỏi nhất, làm việc hiệu quả và đóng góp nhiều nhất cho Doanh nghiệp.

Kết luận

Hy vọng  bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Core Value là gì. Mỗi công ty cần một hệ thống Core Value rõ ràng để mỗi nhân viên làm việc đều tự hào về điều đó.

Thanh Tâm – Chợ giá

Bạn thấy bài viết này thế nào?