Thị trường hồ tiêu tiếp tục diễn biến không tốt do áp lực của đồng USD

Phản hồi: 1

CHỢ GIÁ – Thị trường hạt tiêu và thị trường hàng hóa nói chung tiếp tục chịu tác động tiêu cực khi đồng USD quá mạnh.

Theo Cộng đồng Hồ tiêu, trong tuần này thị trường tiếp tục có những phản ứng trái chiều khi chỉ có giá tiêu trong nước của Sri Lanka tăng lên. Giá tiêu Ấn Độ cho thấy kết quả giảm trong tuần này. Giá tiêu Indonesia phản ứngcũng diễn biến không mấy lạc quan do đồng nội tệ suy yếu so với USD.

Thị trường hồ tiêu tiếp tục diễn biến không tốt do áp lực của đồng USD
Thị trường hồ tiêu tiếp tục diễn biến không tốt do áp lực của đồng USD.

Sau nhiều tháng im ắng, đây là tuần thứ 2 tiêu Sri Lanka đucợ ghi nhận tăng giá. Vào ngày 5/7, Sri Lanka tuyên bố cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có này ít nhất sẽ kéo dài đến cuối năm 2023 và đất nước rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Đối với thị trường trong nước, tuy xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc đang chuyển mình, có dấu hiệu tích cực lên nhưng các chuyên gia dự đoán giá hồ tiêu có thể sẽ không tăng trở lại và có thể giảm sâu hơn xuống. Điều này là do thị trường có một số yếu tố cản trở cho sự phục hồi của giá hồ tiêu.

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc tuy đã tăng trở lại nhưng vẫn “bấp bênh” do chính phủ Trung Quốc vẫn tuân thủ chính sách “Zero Covid” và thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, di chuyển,… để ngăn chặn dịch bệnh trên tuyến biên giới phòng, chống. Giá tiêu giảm gần đây kéo theo việc làm giảm lợi nhuận của người trồng tiêu trong thời kỳ mà giá phân bón, xăng dầu và giá nhân công cao.

Mới đây, Bộ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng cho biết thị trường hồ tiêu thế giới sẽ khởi sắc một khi một số thành phố của Trung Quốc bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, giá tiêu vẫn ở mức thấp. Thế giới vẫn chịu nhiều áp lực do căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát tăng cao khiến người dân hình thành thới quen siết chặt chi tiêu.

Thụy Trang – Chợ Giá