Giảm phát là gì? Nguyên nhân, hậu quả & cách kiểm soát giảm phát

Phản hồi: 1

Chợ giá – Khi giá hàng hóa giảm thường được xem là một điều tốt cho những người thích mua sắm. Tuy nhiên, khi giá giảm rất nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, là một tín hiệu xấu. Hiện tượng này gọi là giảm phát. Vậy giảm phát là gì?

Giảm phát là gì?

giảm phát là gì
Giảm phát là hiện tượng giá tiêu dùng giảm và sức mua tăng lên

Giảm phát là hiện tượng giá tiêu dùng giảm và sức mua tăng lên. Bạn có thể mua nhiều hàng hóa hơn cùng với một số tiền bạn có. Giảm phát trái ngược hoàn toàn với lạm phát, đó là khi giá tiêu dùng tăng lên, cùng với một số tiền nhưng mua được hàng hóa ít hơn.

Giảm phát dường như đáng mừng cho những người thích mua sắm, nhưng thực chất đây là một tín hiệu xấu về một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra. Khi mọi người thấy giá có xu hướng giảm, họ trì hoãn việc mua sắm để mua được nhiều hơn sau này.

Hậu quả là lượng người tiêu dùng thấp, thu nhập của những nhà sản xuất hàng hóa, các công ty xí nghiệp giảm. Điều này dẫn đến một lượng lao động thất nghiệp và thiếu sự phát triển thị trường.

>>> Xem ngay: Lạm phát là gì? Cách phòng ngừa rủi ro lạm phát

Giảm phát được đo lường như thế nào?

Giảm phát được đo lường bằng cách sử dụng các chỉ số kinh tế như Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số CPI theo dõi giá của một nhóm hàng hóa và dịch vụ phổ biến, rồi so sánh sự biến động hàng tháng.

Khi giá của nhiều loại hàng hóa thấp hơn so với những tháng trước và cứ giảm đều liên tục, thì có nghĩa là nền kinh tế đang trải qua giai đoạn giảm phát. Ngược lại, khi giá cả tăng lên liên tục khi đo bằng chỉ số CPI, nền kinh tế đang trải qua giai đoạn lạm phát.


nguyên nhân gây ra giảm phát
Có hai nguyên nhân lớn nhất dẫn đến giảm phát, đó là giảm cầu hoặc tăng cung

Nguyên nhân của giảm phát là gì?

Có hai nguyên nhân lớn nhất dẫn đến giảm phát, đó là giảm cầu hoặc tăng cung. Mỗi nguyên nhân đều gắn liền với mối quan hệ kinh tế cơ bản trong cán cân cung và cầu. Tổng cầu giảm dẫn đến giá hàng hóa và dịch vụ giảm nếu như nguồn cung không thay đổi.

Tổng cầu giảm

Tổng cầu giảm có thể do:

  • Chính sách tiền tệ: Lãi suất tăng có thể khiến mọi người tiết kiệm tiền mặt thay vì chi tiêu và mọi người sẽ ít đi vay hơn. Từ đó dẫn đến chi tiêu ít hơn, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm đi.
  • Suy giảm niềm tin: Các cuộc khủng hoảng kinh tế tiêu cực chẳng hạn như đại dịch Covid toàn cầu,  dẫn đến giảm cầu toàn thế giới. Nếu mọi người lo lắng về tiền bạc hoặc sợ thất nghiệp, họ sẽ chi tiêu ít hơn để tiết kiệm nhiều hơn.

Tổng cung tăng

Tổng cung cao nghĩa là các nhà sản xuất sẽ phải giảm giá do xuất hiện nhiều người bán nhưng ít người mua, dẫn đến sự cạnh tranh gia tăng. Sự gia tăng tổng cung xuất phát từ việc giảm chi phí sản xuất do giảm phát: Nếu chi phí sản xuất hàng hóa thấp hơn, các công ty có thể sản xuất nhiều hàng hóa hơn với cùng một mức giá, dẫn đến cung nhiều hơn cầu và giá thấp hơn.

Hậu quả của giảm phát

Mặc dù việc giảm giá hàng hóa và dịch vụ sẽ có lợi cho người tiêu dùng nhưng lại gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Dưới đây là những hậu quả của việc giảm phát:

  • Nạn thất nghiệp gia tăng: Khi giá giảm, lợi nhuận của công ty giảm, một số công ty có thể cắt giảm chi phí bằng cách sa thải công nhân.
  • Nợ ngân hàng cao hơn: Lãi suất có xu hướng tăng trong thời kỳ giảm phát, điều này làm chi phí nợ gia tăng. Vì vậy cả người tiêu dùng và doanh nghiệp thường cắt giảm chi tiêu.
  • Chu kì giảm phát: Đây là hiệu ứng domino gây ra bởi từng đợt giảm phát chồng chéo lên nhau. Giá giảm có thể dẫn đến sản xuất ít hơn. Sản xuất ít hơn có thể dẫn đến việc trả lương nhân công thấp hơn. Trả lương nhân công thấp hơn có thể dẫn đến giảm nhu cầu mua sắm. Và nhu cầu giảm có thể khiến giá ngày càng thấp hơn. Điều này tiếp tục sẽ khiến tình hình kinh tế ngày càng tồi tệ hơn.

Làm sao để kiểm soát giảm phát?

cách kiểm soát giảm phát

Để kiểm soát giảm phát, chính phủ có thể thực hiện một số chiến lược kinh tế sau đây:

  • Tăng cung tiền: Ngân hàng nhà nước trung ương có thể bơm tiền vào thị trường bằng cách mua lại chứng khoán kho bạc. Với nguồn cung lớn hơn sẽ khuyến khích mọi người tiêu tiền nhiều hơn và tăng giá sản phẩm cao hơn.
  • Tạo điều kiện cho mượn dễ dàng hơn: Ngân hàng trung ương có thể yêu cầu các ngân hàng tăng lượng tín dụng hoặc giảm lãi suất để các cá nhân và doanh nghiệp vay nhiều hơn. Để làm được điều này thì ngân hàng trung ương phải giảm lãi suất cho những ngân hàng thương mại nhiều hơn.
  • Quản lý chính sách tài khóa: Nếu chính phủ tăng chi tiêu công và cắt giảm thuế, thì có thể thúc đẩy cả tổng cầu và tăng thu nhập, dẫn đến chi tiêu nhiều hơn và tăng giá bán cao hơn.

Kết luận

Nhìn chung giảm phát là việc giảm chi phí hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian nhất định. Việc này có thể thúc đẩy chi tiêu của nhiều người nhưng giảm phát diện rộng sẽ không khuyến khích người dân chi tiêu tiền.

Giảm phát kéo dài dẫn đến giá cả hàng hóa giảm, lãi suất gia tăng, những người vay tiền gồm cá nhân và doanh nghiệp khó trả nợ hơn, thất nghiệp gia tăng, giá thuê nhà giảm mạnh. Điều may mắn là giảm phát thường ít xảy ra và chính phủ có công cụ để giảm thiểu tác động.

Qua bài viết này chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ giảm phát là gì, nguyên nhân và cách khắc phục giảm phát.

Thanh Tâm – Chợ giá