Chợ giá – Khi giá hàng hóa giảm thường được xem là một điều tốt cho những người thích mua sắm. Tuy nhiên, khi giá giảm rất nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, là một tín hiệu xấu. Hiện tượng này gọi là giảm phát. Vậy giảm phát là gì?
Giảm phát là hiện tượng giá tiêu dùng giảm và sức mua tăng lên. Bạn có thể mua nhiều hàng hóa hơn cùng với một số tiền bạn có. Giảm phát trái ngược hoàn toàn với lạm phát, đó là khi giá tiêu dùng tăng lên, cùng với một số tiền nhưng mua được hàng hóa ít hơn.
Giảm phát dường như đáng mừng cho những người thích mua sắm, nhưng thực chất đây là một tín hiệu xấu về một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra. Khi mọi người thấy giá có xu hướng giảm, họ trì hoãn việc mua sắm để mua được nhiều hơn sau này.
Hậu quả là lượng người tiêu dùng thấp, thu nhập của những nhà sản xuất hàng hóa, các công ty xí nghiệp giảm. Điều này dẫn đến một lượng lao động thất nghiệp và thiếu sự phát triển thị trường.
>>> Xem ngay: Lạm phát là gì? Cách phòng ngừa rủi ro lạm phát
Giảm phát được đo lường bằng cách sử dụng các chỉ số kinh tế như Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số CPI theo dõi giá của một nhóm hàng hóa và dịch vụ phổ biến, rồi so sánh sự biến động hàng tháng.
Khi giá của nhiều loại hàng hóa thấp hơn so với những tháng trước và cứ giảm đều liên tục, thì có nghĩa là nền kinh tế đang trải qua giai đoạn giảm phát. Ngược lại, khi giá cả tăng lên liên tục khi đo bằng chỉ số CPI, nền kinh tế đang trải qua giai đoạn lạm phát.
Có hai nguyên nhân lớn nhất dẫn đến giảm phát, đó là giảm cầu hoặc tăng cung. Mỗi nguyên nhân đều gắn liền với mối quan hệ kinh tế cơ bản trong cán cân cung và cầu. Tổng cầu giảm dẫn đến giá hàng hóa và dịch vụ giảm nếu như nguồn cung không thay đổi.
Tổng cầu giảm có thể do:
Tổng cung cao nghĩa là các nhà sản xuất sẽ phải giảm giá do xuất hiện nhiều người bán nhưng ít người mua, dẫn đến sự cạnh tranh gia tăng. Sự gia tăng tổng cung xuất phát từ việc giảm chi phí sản xuất do giảm phát: Nếu chi phí sản xuất hàng hóa thấp hơn, các công ty có thể sản xuất nhiều hàng hóa hơn với cùng một mức giá, dẫn đến cung nhiều hơn cầu và giá thấp hơn.
Mặc dù việc giảm giá hàng hóa và dịch vụ sẽ có lợi cho người tiêu dùng nhưng lại gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Dưới đây là những hậu quả của việc giảm phát:
Để kiểm soát giảm phát, chính phủ có thể thực hiện một số chiến lược kinh tế sau đây:
Nhìn chung giảm phát là việc giảm chi phí hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian nhất định. Việc này có thể thúc đẩy chi tiêu của nhiều người nhưng giảm phát diện rộng sẽ không khuyến khích người dân chi tiêu tiền.
Giảm phát kéo dài dẫn đến giá cả hàng hóa giảm, lãi suất gia tăng, những người vay tiền gồm cá nhân và doanh nghiệp khó trả nợ hơn, thất nghiệp gia tăng, giá thuê nhà giảm mạnh. Điều may mắn là giảm phát thường ít xảy ra và chính phủ có công cụ để giảm thiểu tác động.
Qua bài viết này chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ giảm phát là gì, nguyên nhân và cách khắc phục giảm phát.
Thanh Tâm – Chợ giá
Loại vàng | Giá mua | Giá bán |
---|---|---|
Bóng phân | 55,384 | 55,584 |
Giá vàng Thế giới | $1,979 | $1,980 |
Bóng đẹp | 55,489 | 55,689 |
Giá bán lẻ xăng dầu
Sản phẩm
Vùng 1
Vùng 2
Xăng 95 - V 22,790 23,240 Xăng 95 RON-II,III 22,010 22,450 Xăng E5 RON 92-II 20,870 21,280 Dầu DO 0,001S-V 18,800 19,170 Dầu DO 0.05S 17,940 18,290 Dầu Hỏa 2-K 17,770 18,120
Giấy phép thiết lập MXH số 50/GP-BTTTT do Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày ngày: 25/01/2022
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Phi Long