Trớ trêu: Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu buộc phải bán hàng dù phải chịu chiết khấu 0 đồng

Phản hồi: 1

CHỢ GIÁ – Trên thực tế, trong suốt thời gian qua, khi phải chịu mức chiết khấu 0 đồng trong thời gian dài, lỗ ngày càng nặng nhưng các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn buộc phải duy trì bán hàng theo quy định pháp luật hiện hành.

Hiện tại, Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương xây dựng dự thảo và trình Chính phủ để ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung. Theo ông Giang Chấn Tây – doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Trà Vinh, vấn đề trong việc quản lý kinh doanh xăng dầu đang gây nên tình trạng đứt gãy nguồn cung.

Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp bán lẽ vẫn buộc phải bán hàng dù càng bán càng lỗ. Trong thời gian qua, việc phải chịu mức chiết khấu 0 đồng nhưng vẫn phải duy trì kinh doanh khiến các cửa hàng xăng dầu rời vào tình thế lao đao.

Ông Tây cho biết, mức chiết khấu phụ thuộc bào nhà phân phối. Vậy nên, dù chiết khấu có là 500 đồng, 200 đồng hay thậm chí là 0 đồng thì các doanh nghiệp bán lẻ vẫn buộc phải chấp nhận để có hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp bán lẻ cũng rơi vào thế vô cùng bất lợi khi họ chỉ được lấy hàng từ một nguồn nên không thể thỏa thuận mức chiết khấu được.

Trớ trêu doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu buộc phải bán hàng dù phải chịu chiết khấu 0 đồng
Trớ trêu doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu buộc phải bán hàng dù phải chịu chiết khấu 0 đồng

Các doanh nghiệp bán lẻ từ đó sẽ bị mất đi sự cạnh tranh về chiết khấu, quan hệ giao dịch và chịu nhiều bất lợi. Không dừng lại ở đó, bên cạnh những chi phí phát sinh, các doanh nghiệp này còn phải chịu rất nhiều rủi ro như: pháp lý, không thể bảo toàn nguồn vốn, lợi nhuận để duy trì bán hàng.

Sở  hữu hàng chục cửa hàng bán lẻ, một đại diện doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, một cửa hàng bán lẻ phải đầu tư quy mô vốn, tài sản lên đến hàng trăm tỷ đồng. Chính vì thế, khi phải chịu chiết khấu quá thấp, không có chiết khấu hoặc không nhập được hàng họ phải bán lỗ. Nếu đóng cửa thì bị phạt mà càng bán thì càng lỗ, các doanh nghiệp hiện đang bị đẩy vào thế “đường cùng”.

Việc các doanh nghiệp đầu mối và khâu trung gian được hưởng chi phí định mức cố định trong công thức tính giá xăng dầu trong khi thị trường lại quyết định đến mức chiết khấu cho đại lý, cửa hàng bán lẻ. Do đó đã dẫn đến tình trạng hoa hồng bị cắt xén, doanh nghiệp bán lẻ bị chèn ép.

Bên cạnh đó, việc các thương nhân đầu mối sở hữu cửa hàng bán lẽ được phép nhập hàng từ nhiều nguồn trong khi những đại lý, doanh nghiệp bán lẻ chỉ được được nhập hàng từ một mối cũng gây nên sự bất công rất lớn. Khi thị trường biến động hoặc nhà phân phối có vấn đề, ngay lập tức các doanh nghiệp ngày phải gánh chịu hậu quả đứt gãy nguồn cùng do không thể xoay xở kịp.

Hiện nay, hai doanh nghiệp nhà nước có thị phần lớn chỉ có gần 3.000 cửa hàng trong tổng số khoảng 17.000 cửa hàng trên cả nước. Vì thế, các doanh nghiệp kiến nghị cần sử đổi quy định để củng cố vai trò của các doanh nghiệp tư nhân khi vai trò của họ đối với thị trường ngày càng lớn.

Đồng thời, các doanh nghiệp kiến nghị cần phải quy định mức chiết khấu cố định cho các doanh nghiệp bán lẻ ở mức phù hợp, cho phép họ được lấy hàng từ nhiều nguồn để tránh rơi vào thế bị động. Cùng với đó là kiến nghị bỏ khâu trung gian phân phối xăng dầu.

Bạn thấy bài viết này thế nào?