Shipper, Tài xế App công nghệ tại Việt Nam – Cuộc đua ngày càng ‘xuống đáy’ 

Phản hồi: 1

Các App công nghệ như Grab, Gojeck, Shopee Food…bùng nổ đã cung cấp thêm nhiều cơ hội việc làm cho xã hội, đặc biệt với phụ nữ hay sinh viên – những người tìm kiếm thời gian làm việc linh hoạt, người lao động có tay nghề thấp…

Nhưng cuộc cạnh tranh việc làm trong ngành này vô tình lại tạo ra một ‘cuộc đua xuống đáy’, trong bối cảnh các điều khoản và điều kiện làm việc kém, thị trường bão hòa và phí nền tảng quá cao.

Shipper, tài xế công nghệ phản ánh công việc vất vả nhưng thu nhập và phúc lợi thấp

Chị Linh Nguyễn (35 tuổi, một tài xế ShopeeFood tại TP HCM) cho biết với mức lương thấp, rủi ro tai nạn cao và việc nhận đơn phụ thuộc nhiều vào thuật toán của nền tảng thì chị không còn hứng thú chạy đi giao hàng trên những con đường ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh. 

Chị nói, đã có những ngày làm việc vui vẻ khi điện thoại thường xuyên nhận được ‘đơn booking’ và cũng gặp được rất nhiều vị khách tốt bụng. Nhưng vào những ngày khác, cơ thể đau nhức vì phải lái xe liên tục trong 10 giờ và mức thu nhập hàng tháng chỉ khoảng 6 triệu – 7 triệu không đủ trang trải cho việc mạo hiểm trên đường và cạnh tranh giành khách hàng.

Trả lời phóng viên, chị Linh nói: “Với mức lương đó, tôi chỉ đủ trang trải tiền thuê nhà và các chi phí hàng tháng, ngoài ra tôi không thể hỗ trợ cho bố mẹ mình’ 

Tài xế shoppe Food
Tài xế shoppe Food

Xu hướng đặt hàng trực tuyến ngày càng phổ biến ở Châu Á, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, các công ty lớn từ Grab và Shopee của Singapore, đến Gojek của Indonesia hay Line của Nhật Bản, đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng bằng cách kết nối, di chuyển, giao hàng và cung cấp hàng triệu việc làm mới.

Nổi bật trên những con đường chật hẹp và đông đúc của Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh là những chiếc áo khoác đặc biệt của các shipper, tài xế app công nghệ. Không phủ nhận rằng lĩnh vực này đã cung cấp cực nhiều cơ hội làm việc cho những người tìm kiếm công việc linh hoạt thời gian như phụ nữ, sinh viên, hay những lao động tay nghề thấp cũng có thể tham gia. Một số người làm công nhân đã nghỉ việc để chuyển hướng sang làm tài xế công nghệ. 

Tuy nhiên, trong khi các công ty công nghệ ngày càng trở nên giàu có thì nhiều tài xế, shipper lại không hài lòng với việc chia sẻ doanh thu từ công ty cũng như các quyền lợi lao động không được đảm bảo. 

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Modor Intelligence Report, chỉ riêng tại Việt Nam, lĩnh vực gọi xe được dự đoán sẽ thu về khoảng 1 tỷ USD trong năm nay và dự kiến tăng lên 2,61 tỷ USD vào năm 2028. Lĩnh vực này cũng thu được doanh thu khủng tại nhiều nước khác trong khu vực Đông Nam Á, ví dụ thị trường gọi xe của Thái Lan được định giá 2,26 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 4,6 tỷ USD vào năm 2028, thị trường Indonesia được định giá 2,67 tỷ USD và dự kiến sẽ vượt 4,66 tỷ USD cùng khung thời gian.

Cạnh tranh giữa các tài xế công nghệ ngày càng khốc liệt
Cạnh tranh giữa các tài xế công nghệ ngày càng khốc liệt

Công ty phát triển nhưng nhiều người lao động không hài lòng vì họ phải gánh chịu rủi ro trên đường với thu nhập thấp. Anh Khang Nguyễn (26 tuổi, tài xế Gojek tại TP HCM) cho biết: ‘Rất khó kiếm được thu nhập tốt với những tài xế công nghệ hiện nay’. 

Trước đó, Khang đã nghỉ việc tại nhà máy để chuyển sang làm tài xế công nghệ, nhưng sau đó anh cũng dừng công việc này vì làm việc 11 tiếng mỗi ngày nhưng chỉ nhận được mức thu nhập 5 triệu đồng. Ngoài ra, ban đêm phải đi qua những đoạn đường vắng là đáng sợ nhất. 


Cuộc khảo sát vào năm 2023 của trang web so sánh lương toàn cầu Sala Explorer cho thấy: những người lái xe sử dụng app công nghệ ở Việt Nam, nếu làm việc theo tiêu chuẩn 48 giờ một tuần, sẽ kiếm được trung bình 4,91 triệu đồng mỗi tháng sau khi trừ chi phí. Con số này cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu 4,68 triệu đồng.

Tài xế Công Nghệ có những quyền lợi gì ?
Tài xế Công Nghệ có những quyền lợi gì ?

Ngoài thu nhập thấp, tài xế, shipper app công nghệ cho biết họ không nhận được nhiều lợi ích dành cho nhân viên chính thức, chẳng hạn như an sinh xã hội, nghỉ thai sản, nghỉ phép hàng năm hoặc trả lương làm thêm giờ – cộng với các lợi ích khác như thực phẩm và phụ cấp vận chuyển.

Ước tính có 600.000 người đang làm công việc tự do tại Việt Nam, theo số liệu của báo Đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tài trợ.

Tại Việt Nam, tài xế công nghệ thường chỉ nhận được bảo hiểm tai nạn. Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc tiếp cận các chương trình phúc lợi xã hội và bảo hiểm y tế ở những người lái xe trẻ tuổi vẫn còn thấp. 

Em Hà An (sinh viên CNTT tại một trường đại học công lập ở Hà Nội) làm tài xế công nghệ bán thời gian để phụ thêm cho cha mẹ ở nông thộn, trả lời phỏng vấn: ‘ Trên đường Hà Nội, mọi người đi rất nhanh, ngay cả khi đi đúng đường đúng lối, mình vẫn rất dễ bị người khác va chạm’. An tự mua bảo hiểm y tế riêng để bảo vệ minh.

Khi được hỏi về các biện pháp bảo vệ dành cho người giao hàng, Grab tuyên bố họ đã cung cấp “bộ quy tắc toàn diện” về lợi ích và các chương trình phúc lợi, trong đó bao gồm “bảo hiểm liên quan đến công việc cho các đối tác”. Một ứng dụng đặt hàng khác cho biết họ cũng cung cấp bảo hiểm tai nạn cho các tài xế.

Cạnh tranh gay gắt, cung vượt quá cầu

Nhiều tài xế cho rằng, kinh tế suy thoái sau đại dịch khiến thu nhập từ công việc lái xe app công nghệ cũng trở nên bấp bênh do nhu cầu của khách hàng giảm. 

Nhiều gương mặt mới tham gia trở thành đối tác của app công nghệ trong khi nhu cầu của khách hàng sử dụng chững lại khiến ‘số booking’ trong ngày tài xế nhận được giảm đi. 

image4 1

Không chỉ ở thị trường Việt Nam mà tình trạng này cũng xảy ra chung ở các nước Đông Nam Á khác. Như ở Singapore, anh Alvin Tan (36 tuổi, tài xế công nghệ) cho biết: có lúc anh bật ứng dụng lúc 10 giờ sáng nhưng phải chờ gần 12 tiếng mới có đơn hàng đầu tiên. 

Tháng 6/2023, Tập đoàn công nghệ Grab tuyên bố sa thải hơn 1000 nhân sự để cắt giảm chi phí. C đối thủ trong khu vực của Grab như Sea Group (công ty mẹ Shopee) và GoTo Group (công ty mẹ Gojek) đều đã trải qua nhiều đợt cắt giảm hàng ngàn nhân sự. 

Cuộc cạnh tranh 

Tổng kết lại, với các shipper, tài xế công nghệ thì cuộc đua trong ngành này ngày càng nhiều hướng bất lợi cho họ; nhưng các ứng dụng này lại là ‘cứu tinh’ cho những người sử dụng muốn đặt hàng mà không cần đối mặt với tình hình giao thông ùn tắc

Hà Giang

5/5 - (1 bình chọn)