Nhật Bản nỗ lực cải cách lại tài chính nhưng tham vọng của Tokyo gặp khó khi đối diện 2 ‘gã khổng lồ’ Châu Á

Phản hồi: 1

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phác thảo kế hoạch lôi kéo các công ty tài chính, thuế, công nghệ, AI vào Nhật Bàn, phát triển lao động nước ngoài và lao động nữ, mục tiêu đưa Tokyo thành trung tâm tài chính ưu việt ở Châu Á.

Nhưng các nhà phân tích vẫn nghi ngờ sự thành công của chiến lược đầy tham vọng này; một số người cho rằng Hồng Kông, Singapore “có tinh thần khởi nghiệp hơn, năng động hơn và thân thiện với người nước ngoài hơn”

Nhìn lại biến động tỷ giá Yên Nhật 7 tháng qua, Giá Yên Nhật đã lao dốc không phanh do chính sách đi ngược của chính phủ Nhật Bản bất chấp các chính sách tiền tệ mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) tiếp tục cuộc đua lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế và kéo lạm phát xuống từ mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Tham vọng của Nhật Bản biến Tokyo thành điểm đến tài chính hấp dẫn ở Châu Á

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đề cao sự vững mạnh của nền kinh tế Nhật Bản và sức hấp dẫn của thủ đô này so với các đối thủ khác trong khu vực, đưa ra lý do tại sao các công ty quản lý tài sản nước ngoài nên nâng cao vị thế của họ ở Tokyo,

image2
Ảnh: Thủ tướng Nhật Bản phát biểu tại New York. Photo: Kyodo

 

Ông nhấn mạnh rằng “Các chỉ số kinh tế của Nhật Bản trong năm qua đang ở mức chưa từng thấy trong 30 năm qua” và nêu bật những thành tựu Chính phủ mình đã làm được trong việc tạo môi trường thân thiện với doanh nghiệp. 

Ông kêu gọi các nhà đầu tư nhìn nhận đúng những nỗ lực của Chính phủ. Chính phủ sẽ “thực hiện một cách quyết liệt các cải cách cơ cấu” trong lĩnh vực tài chính để biến Tokyo trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn. Chính phủ cam kết khuyến khích cải cách quản trị doanh nghiệp, đưa ra những thay đổi đối với thị trường lao động để tạo ra môi trường mà phụ nữ và lao động nước ngoài có thể phát triển.

Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính ở Tokyo vẫn nghi ngờ tính khả thi của chiến lược tham vọng này, do một loạt chiến dịch trước đó khuyến khích các công ty rời khỏi Singapore và Hong Kong để chuyển hướng sang Tokyo đã thất bại 

Theo dữ liệu trong ấn bản thứ 32 của Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI): Singapore và Hong Kong là 2 Trung Tâm Tài Chính hàng đầu Châu Á và có mặt trong Top 4 Trung Tâm Tài Chính hàng đầu Thế Giới (sau New York và London). 

GFCI là thước đo năng lực cạnh tranh của các thủ đô tài chính thế giới từ năm 2007. GFCI được tính toán dựa trên đánh giá của 29,000 trung tâm tài chính lớn trên toàn cầu, cộng với 100 chỉ số từ các tổ chức uy tín như Ngân hàng Thế Giới World Bank, OECD, Cơ quan Tình báo Kinh tế EIU. Báo cáo của GFCI được thực hiện vào tháng 9 và tháng 3 hàng năm.

 

Nỗ lực cạnh tranh với Hong Kong vả Singapore của Tokyo gặp khó khi đối mặt với vấn đề thuế

Không phải ai cũng bị thuyết phục bởi kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản, ông Trevor Webster, đối tác quản lý tại văn phòng Tokyo của Taylor Brunswick Group – một công ty quản lý tài sản, cho rằng Hồng Kông, Singapore “có tinh thần khởi nghiệp hơn, năng động hơn và thân thiện với người nước ngoài hơn”

image3 5
Ảnh: Đánh thuế ở Nhật Bản. Nguồn: Cafef

 

Đối với Webster, trở ngại lớn nhất đối của Nhật Bản trong việc thu hút nhiều chuyên gia tài chính và công ty hàng đầu là thuế cao, từ thuế cá nhân đến thuế doanh nghiệp, và thậm chí bao gồm thuế đối với tài sản thừa kế của một người ở một quốc gia khác.

Webster cho biết: “Chất lượng cuộc sống ở Nhật Bản rất cao, nhưng điều đó sẽ không đủ để thuyết phục các công ty đặt trụ sở tại đây khi thuế quá cao so với Hồng Kông và Singapore”.

 

Hà Giang

5/5 - (1 bình chọn)