IRR là gì? Cách tính chỉ số IRR đơn giản và nhanh chóng

Phản hồi: 1

Chợ giá – Có nhiều thước đo tài chính được sử dụng để đánh giá mức độ hấp dẫn của một cơ hội đầu tư, trong đó IRR là một ví dụ điển hình. Nhưng IRR là gì? IRR được sử dụng thế nào trong doanh nghiệp để hạn chế rủi ro nhất có thể? Mời bạn tìm hiểu về chỉ số IRR – tỷ lệ hoàn vốn nội bộ trong bài viết này!

IRR là gì?

IRR viết tắt tiếng anh là Internal Rate of Return – Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. Đây là một chỉ số dùng trong tài chính để ước tính khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng.

Nói chung, nếu IRR – tỷ suất hoàn vốn nội bộ càng cao, thì khoản đầu tư càng có nhiều khả năng sinh lời. Chỉ số IRR thể hiện cho các khoản đầu tư thuộc nhiều loại khác nhau. Do đó, khi so sánh các khoản đầu tư với nhiều đặc điểm khác nhau, khoản đầu tư có chỉ số IRR cao nhất có lẽ sẽ được coi là tốt nhất.

irr là gì
IRR là một chỉ số dùng trong tài chính để ước tính khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng.

Công thức tính chỉ số IRR

Công thức để tính IRR được thể hiện như sau:

Lý giải công thức này: Đây là công thức tính NPV (Net present value – Giá trị hiện tại ròng). Ta đặt NPV = 0 và tìm IRR trong phương trình, được xem như một biến X.

công thức tính chỉ số irr

Trong công thức trên các biến số có ý nghĩa như sau:

  • Co: Tổng chi phí đầu tư ban đầu
  • Ct: Dòng tiền ròng tại thời điểm t
  • IRR: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
  • t: Khoảng thời gian thực hiện dự án
  • NPV: Giá trị hiện tại ròng

Để thuận tiện hơn, chúng ta có thể sử dụng hàm IRR trong Excel  để tính IRR dễ dàng hơn. Excel thực hiện tất cả các công việc cần thiết cho bạn, ngay cả việc tính tỷ lệ hoàn vốn nội bộ

Tất cả những gì bạn cần làm là tổng kết các chỉ số: tổng chi phí đầu tư ban đầu, dòng tiền ròng tại thời điểm t, thời gian thực hiện dự án và giá trị hiện tại ròng (NPV), với chức năng của hàm IRR.

Ví dụ cụ thể về cách tính chỉ số IRR


ví dụ về cách tính chỉ số irr
Ví dụ cụ thể về cách tính chỉ số irr

Giả sử một công ty đang xem xét hai dự án. Ban giám đốc phải quyết định xem có nên tiếp tục với một trong hai dự án hoặc tiến hành song song cả hai dự án. Giá vốn của công ty là 10%. Mô hình dòng tiền cho mỗi loại dự án như sau:

Dự án A

  • Kinh phí ban đầu = $ 5.000
  • Năm một = $ 1,700
  • Năm thứ hai = $ 1,900
  • Năm thứ ba = $ 1,600
  • Năm thứ tư = $ 1.500
  • Năm thứ năm = $ 700

Dự án B

  • Kinh phí ban đầu = $ 2.000
  • Năm một = $ 400
  • Năm hai = $ 700
  • Năm thứ ba = $ 500
  • Năm bốn = $ 400
  • Năm thứ năm = $ 300

Công ty phải tính toán lại chỉ số IRR cho từng dự án. Sử dụng công thức dưới đây, công ty có thể tính IRR cho từng dự án như sau:

IRR Dự án A:

$ 0 = (- $ 5.000) + $ 1.700 ÷ (1 + IRR) ^1 + $ 1.900 ÷ (1 + IRR)^2 + $ 1.600 ÷ (1 + IRR)^3 + $ 1.500 ÷ (1 + IRR)^4 + $ 700 ÷ (1 + IRR)^5

Kết quả IRR dự án A = 16,61%

IRR Dự án B:

$ 0 = (- $ 2.000) + $ 400 ÷ (1 + IRR)^1 + $ 700 ÷ (1 + IRR)^2 + $ 500 ÷ (1 + IRR)^3 + $ 400 ÷ (1 + IRR)^4 + $ 300 ÷ (1 + IRR)^5

Kết quả IRR dự án B = 5,23%

Do giá vốn của công ty là 10%, ban giám đốc nên tiến hành Dự án A và từ chối Dự án B vì dự án A cho thấy tỷ suất sinh lời có thể cao gấp 3 lần dự án B.

So sánh chỉ số IRR với ROI

ROI (Return on Invest) là tỷ lệ hoàn vốn hay còn gọi là tỷ suất sinh lời của doanh thu trên khoản đầu tư. ROI cho doanh nghiệp biết về tổng mức tăng trưởng của khoản đầu tư đó. Nó không phải là tỷ suất sinh lợi hàng năm. IRR cho nhà đầu tư biết tốc độ tăng trưởng hàng năm là bao nhiêu. Hai con số thường sẽ giống nhau trong suốt một năm nhưng sẽ không giống nhau trong thời gian dài hơn.

Nên sử dụng chỉ số IRR trong các trường hợp nào?

IRR thích hợp và lý tưởng nhất nên được dùng phân tích các dự án để lập ngân sách vốn. Bởi chỉ số IRR có thể không chính xác nếu dự án không bao giờ sinh lời. Khi đó, không có chỉ số IRR nào tạo ra NPV bằng không được. (IRR: tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, NPV: Giá trị hiện tại ròng)

IRR có thể là một số liệu phổ biến để ước tính lợi nhuận hằng năm của một dựa án. Tuy nhiên, nó không hẳn là chính xác, vì chỉ là một con số ước tính. Kết quả ước tính IRR và NPV có thể khác xa so với kết quả thực tế. Do đó, các công ty hay nhà đầu tư cần kết hợp phân tích IRR với các tình huống biến động thị trường để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Độ dài các dự án có thể ảnh hưởng đến kết quả của chỉ số IRR. Ví dụ một dựa án có thời hạn ngắn nhưng có chỉ số IRR cao, đây có thể là một khoản đầu tư tốt. Ngược lại, một dự án dài hơi có chỉ số IR thấp, nhưng thu được lợi nhuận châm rãi và đều đặn. Chỉ số ROI có thể cung cấp thông tin rõ ràng hơn trong trường hợp này.

Kết luận

Qua bài viết trên hy vọng bạn đã hiểu rõ IRR là gì và cách ứng dụng nó trong tính toán tiềm năng sinh lời của các dự án. Chúc các bạn thành công trong đầu tư và kinh doanh!

Lương Quyên – Chợ giá

5/5 - (1 bình chọn)