Hóa đơn tiền điện tháng 11 tăng đột biết, nguyên nhân do đâu?

Phản hồi: 1

Một trong những vấn đề nổi trội trong những ngày vừa qua là hàng loạt các bài đăng trên mạng xã hội về việc hóa đơn tiền điện tháng 11/2023 tăng cao bất thường. Vậy nguyên nhân do đâu, liệu đây có phải là sự bất thường hay không? 

Theo đó, nhiều người dân trên cả nước đã bày tỏ sự thắc mắc, hoang mang khi tiền điền của gia đình có sự gia tăng đột biến, thậm chí có gia đình tăng đến gấp đôi. Tuy nhiên theo ghi nhận từ Chợ Giá, điều này không có gì bất thường.

Việc hóa đơn tiền điện tăng chủ yếu do 2 nguyên nhân: thứ nhất là do quy định về mức giá điện mới được áp dụng từ ngày 9/11/2023, thứ hai là do “cộng hưởng” của việc thay đổi ngày ghi chỉ số (GCS) điện về cuối tháng.

vi sao hoa don tien dien thang 11 tang cao
Hóa đơn tiền điện tháng 11 tăng đột biết, nguyên nhân do đâu?

Điều chỉnh giá bán lẻ điện kể từ 9/11/2023

Quyết định số 1416/QĐ-EVN ngày 08/11/2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thì giá bán lẻ điện bình quân là 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Mức giá mới sẽ được áp dụng từ ngày 9/11/2023. Với sự điều chỉnh này thì giá bán lẻ điện sinh hoạt theo các bậc thang cũng tăng theo. Cụ thể biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt sau tăng giá ngày 9/11/2023 như sau:

Giá cũ (đồng/kWh) Bậc Mức sử dụng Giá mới (đồng/kWh) Tiền điện tăng (đồng/tháng)
1.728 1 0-50 kWh 1.806 3.900
1.786 2 51-100 kWh 1.866 7.900
2.074 3 101-200 kWh 2.167 172.00
2.612 4 201-300 kWh 2.729 28.900
2.919 5 301-400 kWh 3.050 42.000
3.015 6 401 kWh trở lên 3.151 55.600

Như vậy, hóa đơn tiền điện trong tháng 11 vừa qua của các hộ gia đình trên cả nước đã được áp dụng giá mới. Vì vậy số tiền điện các gia đình phải trả cũng có sự thay đổi. Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), việc thay đổi giá điện được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, nhằm hạn chế thấp nhất tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân.

Thay đổi ngày ghi chỉ số (GCS) điện về cuối tháng

Kể từ tháng 11/2023, công ty điện lực tại một số tỉnh thành trên cả nước đã thay đổi ngày GCS điện về cuối tháng thay vì giữa tháng như từ trước đến nay. Như vậy, tháng 11 vừa qua, khách hàng đã phải trả tiền điện cho khoảng thời gian là 48 – 50 ngày (tính từ ngày GCS cũ đến hết tháng 11).

Cụ thể, tiền điện tháng 11 vừa qua sẽ chia làm 2 phần:


  • Phần thứ 1 là số tiền điện của tháng 11 mà khách hàng đã sử dụng, trong đó số điện kể từ ngày 9/11 sẽ được áp dụng mức giá mới theo quyết định của Bộ Công thương mà ngành điện đã công bố.
  • Phần thứ 2 là số tiền điện tháng 10 mà khách hàng sử dụng nhưng chưa thanh toán. Số tiền điện này được tính theo bậc thang tùy vào số ngày sử dụng (từ ngày GCS điện cũ của tháng 10 về cuối tháng.

Như vậy, người dân hoàn toàn không bị thiệt hại hay phải trả tiền điện nhiều hơn mức sử dụng. Theo EVN, việc thay đổi ngày GCS điện về cuối tháng nhằm giúp người dân dễ nhớ ngày ghi điện, qua đó giám sát quá trình sử dụng điện và chủ động kế hoạch thanh toán tiền điện hàng tháng. GCS điện đồng loạt về cuối tháng cũng giúp ngành điện có đầy đủ, chính xác dữ liệu tiêu thụ điện của từng khu vực, từ đó dự đoán chính các nhu cầu để bảo đảm kế hoạch cung cấp điện.

z48640762740219c4a4db619577509e75c82273cdb0ef9 16995212042651100720858
Mức giá mới sẽ được áp dụng từ ngày 9/11/2023.

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi thay đổi mức giá?

Theo nhận định, về cơ bản, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đợt này vẫn hướng tới bảo vệ và hỗ trợ người có thu nhập thấp. Các hộ tiêu thụ điện ở bậc 1 và bậc 2 (đa số là những người thu nhập thấp) bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể bởi mức giá sau điều chỉnh vẫn ở dưới mức giá điện bình quân.

Ngoài ra, các hộ nghèo và gia đình chính sách sẽ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng.

Đối với các nhóm đối tượng khách hàng khác, số tiền phải trả thêm như sau:

  • Khách hàng kinh doanh dịch vụ: trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 230.000 đồng/ tháng.
  • Khách hàng sản xuất: trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 432.000 đồng/tháng.
  • Khách hàng hành chính sự nghiệp: trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 90.000 đồng/tháng.

Trong bối cảnh giá điện tăng như hiện tại, Chợ Giá khuyến nghị các hộ gia đình nên tiết kiệm điện mọi lúc, mọi nơi. Một số biện pháp tiết kiệm điện mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà như sau:

  • Hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm.
  • Tắt điện khi không cần thiết.
  • Lựa chọn các thiết bị điện thông minh, ít tiêu tốn điện năng.
  • Tận dụng ánh sáng mặt trời, gió trời tự nhiên.
  • Vệ sinh thiết bị điện dùng lâu ngày.
  • Thay bóng đèn chiếu sáng thành bóng đèn sợi đốt huỳnh quang.
Bạn thấy bài viết này thế nào?