Goodwill là gì? Công thức tính Goodwill của một công ty

Phản hồi: 1

Chợ giá – Goodwill hay còn gọi là lợi thế thương mại, được xem như một cách tính tổng giá trị của công ty. Con số này thường có giá trị trong các cuộc mua bán sáp nhập. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về Goodwill là gì.

Goodwill (Lợi thế thương mại) là gì?

goodwill là gì
Goodwill hay còn gọi là lợi thế thương mại được xem như một cách tính tổng giá trị của công ty

Goodwill, còn gọi là lợi thế thương mại, là một tài sản vô hình thường được tính toán khi một công ty bị mua lại bởi một công ty khác. Cụ thể, Goodwill được ghi nhận trong trường hợp giá mua cao hơn tổng giá trị của tất cả các tài sản cố định hữu hình và tài sản vô hình được giả định trong quá trình này.

Gồm có:Giá trị thương hiệu của công ty, dữ liệu khách hàng, mối quan hệ khách hàng, mối quan hệ nhân viên và bất kỳ bằng sáng chế hoặc công nghệ độc quyền.

Công thức tính Goodwill (Lợi thế thương mại)

Cách tính lợi thế thương mại
Lợi thế thương mại = P− (A + L)

Lợi thế thương mại phát sinh khi một công ty mua lại toàn bộ công ty khác. Giá trị của Goodwill bằng chi phí mua doanh nghiệp trừ đi giá trị thị trường hợp lý của tài sản hữu hình, tài sản vô hình có thể xác định được và các khoản nợ phải trả thu.

Để tính toán Goodwill, chúng ta nên lấy giá mua của một công ty và trừ đi giá trị thị trường của các tài sản và nợ phải trả có thể xác định được của công ty đó.

Công thức như sau:

Lợi thế thương mại = P− (A + L)

Trong đó:

  • P = Giá mua công ty
  • A = Giá trị thị trường của tài sản
  • L = Giá trị thị trường của nợ phải trả

Các loại Goodwill (Lợi thế thương mại)

Có hai loại Goodwill khác nhau riêng biệt:

  • Được mua: Lợi thế thương mại được mua là khoản chênh lệch giữa hai giá trị tổng tài sản trừ đi tổng nợ của doanh nghiệp. Tổng tài sản doanh nghiệp có thể là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh liên tục, tài sản ngắn hạn, dài hạn,…Còn nợ phải trả của doanh nghiệp là từng khoản mục xác định trên bảng cân đối kế toán, được định giá riêng biệt.
  • Vốn có, vốn sở hữu: Là giá trị của doanh nghiệp vượt qua giá trị của tài sản thuần có thể phân loại được. Đó là lợi thế thương mại được tạo ra từ bộ máy quản lý của doanh nghiệp, được duy trì trong một khoảng thời gian tạo ra danh tiếng tốt của một doanh nghiệp. Nó có thể được gọi là lợi thế thương mại tự có.

Ví dụ cụ thể về Goodwill (Lợi thế thương mại)

Đây là một ví dụ đơn giản dễ hiểu:

Một công ty ABC, với lợi thế thương mại là tài sản của công ty trừ đi nợ phải trả, còn 10 tỷ. Một công ty khác mua công ty ABC với giá 15 tỷ, giá trị phụ trội sau khi mua lại là 5 tỷ.

5 tỷ này sẽ được đưa vào bảng cân đối kế toán của bên mua dưới dạng lợi thế thương mại. Nó cũng được ghi nhận khi giá mua của công ty ABC cao hơn khoản nợ được giả định.

Ý nghĩa của lợi thế thương mại đối với doanh nghiệp

Ý nghĩa của lợi thế thương mại đối với doanh nghiệp
Lợi thế thương mại giúp doanh nghiệp được định giá cao hơn

Ý nghĩa mà lợi thế thương mại này đem lại cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Giúp doanh nghiệp được định giá cao hơn so với thực tế và giá trị thuần tại thời điểm mà doanh nghiệp đó bán lại cho doanh nghiệp khác.
  • Đem lại giá trị cao hơn cho doanh nghiệp về lượng tiền bán được, bù đắp với thiệt hại mà công ty hay doanh nghiệp đó trên đà xuống dốc và bị mua lại bởi doanh nghiệp khác.

Hạn chế của lợi thế thương mại

Giá trị của các thành phần trong lợi thế thương mại thường mang tính chất chủ quan. Điều này có thể tạo nên rủi ro lớn là công ty mục tiêu bị định giá quá về cao lợi thế thương mại trong vụ mua bán. 

Một rủi ro khác có thể xảy ra khi công ty phải đối mặt với khả năng thanh toán, dù trước đó nó là một công ty thành công. Khi gặp phải tình trạng này, các nhà đầu tư cho công ty sẽ giảm trừ lợi thế thương mại  khi tính toán vốn cổ phần còn lại của công ty. Lí do cho hành động này là khi một công ty mất khả năng thanh toán thì lợi thế thương mại mà nó sở hữu không hề có giá trị bán lại.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế thương mại

Các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến lợi thế thương mại, đó là:

  • Vị trí của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp tọa lạc tại một địa điểm đắc địa sẽ có cơ hội thu được lợi thế thương mại cao hơn so với một doanh nghiệp tọa lạc tại một địa điểm xa xôi.
  • Chất lượng hàng hóa và dịch vụ: Một doanh nghiệp đang cung cấp chất lượng hàng hóa và dịch vụ cao hơn sẽ có cơ hội kiếm được nhiều lợi thế thương mại hơn so với các đối thủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ kém hơn.
  • Hiệu quả của quản lý: Một hoạt động quản lý hiệu quả sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó nâng cao Goodwill (lợi thế thương mại) của doanh nghiệp.
  • Rủi ro kinh doanh: Một doanh nghiệp có ít rủi ro hơn sẽ có cơ hội tạo ra lợi thế thương mại tốt hơn một doanh nghiệp có rủi ro cao.
  • Bản chất của kinh doanh: Có nghĩa là loại sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, mức độ cạnh tranh trên thị trường, nhu cầu về sản phẩm và các quy định tác động đến hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp có kết quả thuận lợi trong tất cả các lĩnh vực này sẽ có lợi thế thương mại lớn hơn.
  • Hợp đồng thuận lợi: Một công ty sẽ được hưởng lợi thế thương mại cao hơn nếu họ có được các hợp đồng mua bán sản phẩm thuận lợi.
  • Sở hữu nhãn hiệu thương mại và bằng sáng chế: Các công ty có bằng sáng chế và nhãn hiệu sẽ được hưởng độc quyền trên thị trường, điều này sẽ góp phần làm tăng lợi thế thương mại của công ty.
  • Vốn: Một công ty có lợi tức đầu tư cao hơn cùng với việc đầu tư ít vốn hơn sẽ được người mua coi là có lợi hơn và có nhiều lợi thế thương mại hơn.

Kết luận

Trong các thương vụ M&A, Goodwill (Lợi thế thương mại) được xem như một công cụ để định giá công ty. Giá trị công ty cao, về cả tài sản, vốn, lợi nhuận, mối quan hệ khách hàng, nhãn hiệu,…đều được đánh giá có lợi thế thương mại tốt. Nếu bạn còn thắc mắc Goodwill là gì, hãy comment dưới bài viết này nhé!

Thanh Tâm – Chợ giá