Giá lợn hơi ngày 5/4: Tăng rải rác ở một số khu vực

Phản hồi: 1

CHỢ GIÁ – Giá lợn hơi ghi nhận ngày 5/4 tại miền Bắc vẫn ổn định, trong khi hai miền Trung và Nam đồng loạt tăng 1.000 đồng đến 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Hiện, giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 52.000 – 57.000 đồng/kg.

Riêng tại tỉnh Hưng Yên, giá lợn hơi được thu mua ở mức 57.000 đồng/kg, mức giá cao nhất cả nước. Các tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc giá lợn hơi dao động trong khoảng 55.000 – 56.000 đồng/kg. Các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi ở mức 52.000 – 54.000 đồng/kg. Giá lợn hơi miền Bắc hôm nay dao động trong khoảng 52.000 – 57.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi ngày 5/4: Tăng rải rác ở một số khu vực
Giá lợn hơi ngày 5/4: Tăng rải rác ở một số khu vực.

Tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, giá lợn hơi tăng 1.000 đồng/kg lên 52.000 đồng/kg và 53.000 đồng/kg. Tại các tỉnh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hơi ổn định, hiện đứng ở mức 54.000 đồng/kg. Các tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Bình Định, giá lợn hơi quanh mức 53.000 đồng/kg. Do đó, giá lợn hơi hôm nay dao động trong khoảng 52.000 – 54.000 đồng/kg tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Tại Đồng Tháp, giá lợn hơi tăng mạnh 3.000 đồng/kg, hiện được thu mua ở mức 55.000 đồng/kg. Tại tỉnh Vĩnh Long, Bạc Liêu, giá lợn hơi tăng 2.000 đồng/kg lên 55.000 đồng/kg. Tương tự, giá lợn tại tỉnh Bến Tre tăng 2.000 đồng/kg lên 57.000 đồng/kg.

Tại Cần Thơ, Trà Vinh, giá lợn hơi tăng 1.000 đồng/kg lên mức 54.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi, giá lợn hơi ở mức 54.000 – 55.000 đồng/kg.Tại tỉnh Long An giá lợn hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền là 53.000 đồng/kg.
 
Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh, ngành chăn nuôi lợn hiện đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường, đang phá vỡ chuỗi cung ứng và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hoạt động. Những sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng cũng chịu thiệt hại lớn do chi phí sản xuất, vận chuyển và thức ăn tăng cao, cũng như lợi nhuận của người chăn nuôi giảm mạnh. Bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
 
Việc nâng cao an toàn sinh học trong các cơ sở chăn nuôi lợn vẫn chưa đảm bảo dẫn đến dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Nếu không nâng cao mức độ kiểm soát dịch bệnh thì tổng đàn lợn sẽ biến động mạnh, gây mất cân đối cung cầu và khủng hoảng thiếu hụt hoặc dư thừa trong tương lai.

Thụy Trang – Chợ Giá

Bạn thấy bài viết này thế nào?