CHỢ GIÁ – Sự sụt giảm lớn về lượng tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc đã khiến giá tiêu Việt Nam giảm mạnh trong năm 2022. Vì thế, trong bối cảnh Trung Quốc mở cửa khẩu, thị trường tỷ dân này mang lại cho hồ tiêu nước ta những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, hiện ngành hồ tiêu cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.
Người trồng tiêu hiện đang phải đối mặt với nỗi lo về mưa lớn tại khu vực Tây Nguyên. Việc mưa liên tiếp nhiều ngày đã khiến kế hoạch thu hoạch sớm của người dân bị ảnh hưởng. Và việc thu hoạch nhưng không có thời tiết thuận lợi để phơi cũng khiến chất lượng tiêu bị ảnh hưởng xấu.
Hiện tại, Tây Nguyên và Đông Bộ chiếm 93,5% diện tích trồng hồ tiêu của Việt Nam, trong đó 64% được trồng tại khu vực Tây Nguyên, Tuy nhiên, diện tích trồng hồ tiêu hiện tại đã vượt khoảng 100.000 ha so với quy hoạch.
Diện tích trồng hồ tiêu được đánh giá đang có xu hướng giảm vào năm 2022, xuống còn khoảng 130.000 ha. Nguyên nhân đến từ việc giá tiêu giảm và ảnh hưởng đến từ thời tiết, dịch bệnh. Tại Đắk Lắk, hiện tại diện tích trồng tiêu trên 32.800 ha, thu về sản lượng khoảng 82.000 tấn, chiếm khoảng 40% về diện tích và 43,3% về sản lượng tại khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, từ năm 2008 cho đến nay, diện tích trồng tiêu tại tỉnh này đã giảm khoảng 5.000 ha.
Với nguyên nhân do cây tiêu già cỗi, mang lại thu nhập thấp, người dân tại Đồng Nai đã thực hiện chuyển đổi sang những loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn. Điều này khiến tổng diện tích tiêu năm 2022 tại Đồng Nai giảm khoảng 563 ha.
Sang năm 2023, ngành hồ tiêu Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều thách thức và thuận lợi đan xen. Tuy nhiên, sự dịch chuyển xu hướng từ trồng tiêu phong trào sang chú trọng trồng trọt, sản xuất theo theo hướng an toàn, bền vững đã mang lại hiệu quả cao hơn. Điều này đã góp phần xây dựng ngành hồ tiêu và thương hiệu hồ tiêu Việt Nam vững mạnh hơn trên thị trường quốc tế.
Giá tiêu trong nước ngày 9/1:
Thụy Trang – Chợ Giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.