Cúng ông Công ông Táo ngày nào 2025? Cách bày lễ, văn khấn

Phản hồi: 1

Chợ giá – Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ truyền thống, mang đậm nét văn hóa tâm linh đặc sắc của người Việt. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải ai cũng biết cách thực hiện nghi lễ này đúng phong tục. Vậy nên cúng ông Công ông Táo ngày nào năm 2025, cách bày mâm và hành lễ như thế nào là điều mà nhiều người quan tâm.

Tìm hiểu về phong tục cúng ông Công ông Táo

cung ong tao la gi
Cúng ông Công ông Táo là phong tục vào ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt, cúng ông Công ông Táo là một phong tục không thể thiếu, mang đậm giá trị tâm linh và thể hiện nét đẹp văn hóa lâu đời.  Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, thần Táo quân là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, ngoài ra còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo thực chất mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong năm mới..

Đồng thời, nghi lễ tiễn ông Táo về trời cũng bày tỏ lòng thành kính đối với những vị thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc. Họ vừa là người bảo vệ yên bình cho ngôi nhà, vừa ghi chép mọi sự việc xảy ra trong năm để báo cáo Ngọc Hoàng.

Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào năm 2025?

cung ong cong ong tao ngay nao
Tết ông táo là ngày 23 tháng Chạp hàng năm

Ngày Tết ông Công ông táo là ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23/12 âm lịch) hàng năm. Năm nay, ngày lễ Cúng ông Công ông Táo rơi vào thứ Tư, ngày 22/01/2025 dương lịch. 

Theo truyền thống, các Táo quân sẽ lên chầu trời vào giờ Ngọ (từ 11h đến 13h) ngày 23 tháng Chạp. Đây được coi là thời điểm đẹp nhất để thực hiện lễ cúng tiễn Táo quân. Ngoài ra, các gia đình có thể thực hiện lễ cúng vào lúc  các khung giờ tốt khác vào ngày 23/12 âm lịch như giờ Tý (23h-1h), giờ Dần (3h-5h), giờ Mão (5h-7h).

Tuy nhiên thực tế là có nhiều gia đình không tiễn Táo quân đúng 23 tháng Chạp vì ngày này trùng vào thứ 4 giữa tuần. Vì vậy lễ cúng ông Táo có thể thực hiện vào trong khoảng thời gian từ ngày 17 đến 23 tháng Chạp hàng năm. Dưới đây là một số ngày, giờ tốt để tiễn ông Táo về trời năm 2025:

Ngày Âm lịch Ngày Dương lịch Khung giờ hoàng đạo
19 tháng Chạp 18/01/2025 Giờ Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
20 tháng Chạp 19/01/2025 Giờ Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).
21 tháng Chạp 20/01/2025 Dần (3h-5h), giờ Mão (5h-7h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Tuất (19h-21h) và giờ Hợi (21h-23h).
23 tháng Chạp 22/01/2025 Tý (23h-1h), giờ Dần (3h-5h), giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h).

Lưu ý: Không nên tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 22 tháng Chạp, tức thứ Ba ngày 21/01/2025 dương lịch. Vì đây là ngày tam nương, được coi là ngày xấu trong tử vi.

Hướng dẫn nghi thức cúng ông Công ông Táo năm 2025

Mâm cúng ông Công ông Táo 

mam co cung ong cong ong tao
Có thể làm mâm cũng chay hoăc mặn khi cúng ông Táo

Tùy thuộc văn hóa vùng miền và điều kiện gia đình nên mâm cúng ông Công ông Táo cũng có phần khác nhau, nhưng thường phải có đủ 3 bộ mũ áo, hài và cá chép. Cụ thể, gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm:

  • Bộ mũ ông Công ông Táo: Đây là vật phẩm không thể thiếu, bộ mũ của hai ông và một bà mang ý nghĩa đưa tiễn các vị thần lên chầu trời. Bộ mũ thường được làm bằng giấy trang kim màu sắc rực rỡ.
  • Cá chép: Cá chép được xem là phương tiện để ông Công ông Táo lên trời. Tùy vào vùng miền mà có thể là cá chép sống để phóng sinh hoặc cá chép giấy.
  • Vàng mã
  • Trầu cau, trái cây, hoa tươi.
  • Rượu trắng, trà, gạo-muối (mỗi thứ một đĩa nhỏ).
  • Mâm cơm cúng: Các gia đình có thể chọn mâm cỗ mặn ( gà luộc, giò, nem rán, xôi, và các món ăn dân dã khác)  hoặc mâm cỗ chay (nem rán chay, nấm xào, rau củ quả…)  

Quy trình thực hiện cúng ông Công, ông Táo

  • Sau khi chuẩn bị hết lễ vật, hãy đặt mâm cúng trên bàn thờ gia tiên.
  • Thắp nhang, đọc bài khấn tiễn ông Công ông Táo về trời.
  • Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,…

Lưu ý: Khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực và sau cúng thì những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thỏi bằng giấy sẽ được đốt đi.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo

Sau khi gia chủ bày lễ, thắp hương xong có thể khấn như sau:

Kính lạy ngài bản gia Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân!

Kính lạy các ngài bản gia thần linh, thổ địa, thành hoàng bản thổ, Ngũ phương ngũ lộ long mạch tài thần, Ngũ phương Ngũ thổ phúc đức chính thần, bản gia chấp sự chư vị tôn thần!

Tiến chủ con là: (tên ông bà cha mẹ, con cháu…) đồng gia đẳng.


Hôm nay là ngày ngài Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân về trời phụng mệnh Ngọc đế. Tiến chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Kính mời các ngài bản gia thần linh, thổ địa, thành hoàng bản thổ, ngũ phương ngũ lộ long mạch tài thần, ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần, bản gia chấp sự chư vị tôn thần đồng tọa, thụ hưởng lễ vật.

Tuân theo lệ cũ, ngài Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân là chủ Ngũ Tự. Cúi xin ngài soi xét lòng trần, gia ban phúc lộc. Trong năm gia đình chúng con có những sai phạm, lỗi lầm gì xin tôn thần gia ân châm chước (đến đây gia chủ có thể bộc bạch những điều tốt – xấu của gia đình, nhận lỗi, sám hối, hứa sửa đổi). Ngài về trời chầu Ngọc đế, tấu xin Ngọc đế gia ân ban phước, phù hộ toàn gia chúng con trai gái trẻ già được an ninh khang thái!

Chúng con xin giải bày tấm lòng thành thực. Cúi xin các vị thần minh chứng giám!

Cẩn cáo, thượng hưởng!

Lưu ý:

  • Người thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Khi hành lễ, phải ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, kín đáo, không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn… Và trong lúc khấn, phải giữ tâm thái hoan hỉ để tạo ra năng lượng tích cực.
  • Lời văn khấn cần nêu rõ ngày giờ, họ tên gia chủ, địa chỉ nơi ở. Những vị thần bắt buộc phải mời là Táo quân – Thổ công (ông Công tức là Thổ công) và các vị gia thần. Phải nêu đủ danh vị của các thần, không nói vắn tắt.

Những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo

  • Không cúng quá sớm: Không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm khiến Táo quân phải chờ đợi lâu khi lên thiên đình
  • Không cúng quá muộn Theo quan niệm dân gian, nếu làm lễ cúng ông Táo sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng chạp có thể khiến ông Táo không kịp về trời để báo cáo công việc trong năm.
  • Không đặt mâm cúng trong bếp: Mâm cúng nên đặt trên bàn thờ gia tiên hoặc vị trí trang trọng khác.
  • Tránh thả cá chép từ trên cao: Khi thả cá chép – phương tiện đưa ông Táo về trời, gia chủ cần thả nhẹ nhàng tại ao, hồ, sông để tránh làm cá bị tổn thương hoặc chết, giữ trọn ý nghĩa của nghi lễ.
  • Không dùng lễ vật cũ hoặc đồ ăn thừa: Các lễ vật trong mâm cúng đều phải mới, sạch sẽ. Đồ cúng hư hỏng hoặc đã qua sử dụng bị coi là thiếu thành kính, ảnh hưởng đến ý nghĩa linh thiêng.
  • Không làm vỡ bát đĩa:Trong quá trình chuẩn bị và cúng lễ, cần chú ý tránh làm đổ vỡ đồ vật, vì theo quan niệm dân gian, đây có thể là điềm không may mắn cho gia đình.
  • Tránh cãi vã: Trong lúc tiền hành làm lễ cúng, tránh cãi vã khiến mọi chuyện không suôn sẻ.

Có cần thả cá chép vào ngày cúng ông Công ông Táo không?

phong tuc tha ca chep ngay tet ong tao
nên phóng sinh cá chép ở nơi ao hồ sạch sẽ

Theo quan niệm dân gian, cá chép vượt vũ môn hóa rồng, tượng trưng cho sự may mắn, thăng hoa, vì vậy được chọn làm phương tiện để đưa ông Công ông Táo về trời. Hành động thả cá chép sau khi cúng cũng mang ý nghĩa phóng sinh, cầu bình an và tài lộc cho năm mới.

Những lưu ý khi thả cá chép phóng sinh ngày cúng ông Công ông Táo:

  • Khi chọn cá, nên ưu tiên những con khỏe mạnh, không bị trầy xước hay mất vảy, đảm bảo chúng có thể sống sót sau khi được thả.
  • Khi thả cá: Dùng hai tay đưa cá sát mặt nước rồi thả xuống, không nên ném, liệng cá từ trên cao. Thả cá với tấm lòng thành kính, hướng tới những ý nghĩa cao đẹp. 
  • Địa điểm thả cá: Ưu tiên các ao, hồ, hoặc sông có nguồn nước sạch. 

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có thêm kiến thức về nguồn gốc của ngày cúng ông Táo và giải đáp được câu hỏi cúng ông Công ông Táo ngày nào để chuẩn bị cho ngày lễ này thật chu đáo nhé!