Chợ giá – Nhiều chức danh trong bộ máy doanh nghiệp được nhiều người nhắc đến như CEO, CFO, CMO, CPO nhưng COO lại ít khi được đề cập đến. Chức danh này chỉ xuất hiện trong các công ty cực lớn như Google, Facebook, Microsoft,…Vậy thực chất COO là gì? Nếu bạn thực sự muốn hướng đến chức vụ này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!
COO là gì?
COO là viết tắt của từ tiếng Anh Chief Operating Officer, dịch tiếng Việt thông thường là giám đốc vận hành. Giám đốc vận hành là gì?
Giám đốc vận hành (COO) là một giám đốc cấp cao được giao nhiệm vụ giám sát các phòng hành chính và hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp. COO thường báo cáo trực tiếp giám đốc điều hành (CEO) và được coi là người có quyền hành cao thứ 2 chỉ sau CEO.
Ở một số tập đoàn, COO được biết đến với các thuật ngữ khác, chẳng hạn như “phó giám đốc vận hành hoạt động” hoặc “quản lý vận hành”.
Công việc chính của người giữ chức vụ COO
COO thường là người đảm nhận quản lý và vận hành các bộ phận nguồn lực trong công ty, tổ chức. Đó là người có tác dụng như chất keo để gắn kết các bộ phận lại về mặt hiệu suất công việc, khác với HR là chất keo gắn kết về mặt con người.
Họ sắp xếp bố trí công việc của công ty, tổ chức sao cho phù hợp theo các cấp bậc và thống nhất.
Phân biệt COO và CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO, CTO, CIO
Sự khác nhau giữa các khái niệm này được tổng hợp qua bảng thông tin chi tiết dưới đây:
Tên Chức Vụ |
Từ viết tắt bằng tiếng Anh |
Tên chức vụ bằng tiếng Việt |
Vai trò |
COO |
Chief Operating Officer |
Giám đốc phụ trách điều hành |
Hỗ trợ Giám đốc điều hành trong công tác nội bộ. |
CEO |
Chief Executive Officer |
Giám đốc điều hành |
Người đứng đầu công ty, nắm quyền điều hành cao nhất và đưa ra những chiến lược, quyết định cho công ty. |
CFO |
Chief Financial Officer |
Giám đốc tài chính |
Người phụ trách quản lý tài chính cho doanh nghiệp. |
CPO |
Chief Product Officer |
Giám đốc sản xuất |
Người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng cách. |
CCO |
Chief Customer Officer |
Giám đốc kinh doanh |
Người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của công ty. |
CHRO |
Chief Human Resources Officer |
Giám đốc nhân sự |
Giám đốc nhân sự có trách nhiệm quản lý các hoạt động về nhân sự như: tuyển dụng, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên trong công ty. |
CMO |
Chief Marketing Officer |
Giám đốc Marketing |
Người chịu trách nhiệm cho các hoạt động Marketing của công ty |
CIO |
Chief Information Officer |
Giám đốc Thông tin |
Người chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp |
CTO |
Chief Technology Officer |
Giám đốc kỹ thuật |
Người quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về công nghệ và kỹ thuật, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). |
Vai trò của CEO và COO khác nhau như thế nào?
Tùy thuộc vào quy định của Giám đốc điều hành, COO có thể làm việc như Phó giám đốc phụ trách riêng một vài mảng hoặc thay mặt CEO trong những thời điểm họ vắng mặt.
Như thông thường, COO sẽ xử lý các công việc nội bộ của công ty, trong khi Giám đốc điều hành đại diện như bộ mặt của công ty và xử lý tất cả các công việc đối ngoại bên ngoài.
Các COO chủ yếu tập trung vào việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty, theo mô hình đội ngũ nhân sự, trong khi Giám đốc điều hành làm việc liên quan nhiều hơn với mục tiêu dài hạn và triển vọng phát triển của công ty. Nói cách khác, Giám đốc điều hành đưa ra các kế hoạch, và COO là người điều hành, quản lý và thực hiện các kế hoạch đó.
Ví dụ, khi một công ty sụt giảm thị phần, CEO có thể yêu cầu kiểm soát lại chất lượng sản phẩm để củng cố danh tiếng công ty. Trong khi đó, COO sẽ thực hiện nhiệm vụ đã giao của CEO như:
- Thuê thêm nhân viên kiểm soát chất lượng (QA)
- Triển khai dòng sản phẩm mới chất lượng tốt hơn
- Nghiên cứu lại thị trường các sản phẩm của đối thủ
- Marketing cho sản phẩm đang bán chạy của công ty
Sáu loại COO khác nhau thường gặp trong bộ máy doanh nghiệp
Mỗi công ty đều khác nhau về giai đoạn phát triển, quy mô thị trường, văn hóa doanh nghiệp. Một công ty mới sẽ có những nhu cầu nhân sự rất khác so với một công ty đã có tuổi đời 100 năm và đã chiếm một thị phần lớn trong ngành. Tùy thuộc vào loại hình và quy mô công ty, chúng ta sẽ yêu cầu một loại COO cụ thể để giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu của mình.
Thông thường có 6 loại COO sau:
- Giám đốc điều hành: Là người giám sát việc thực hiện các chiến lược của công ty do quản lý cấp cao đề ra và có trách nhiệm đưa ra báo cáo hàng tháng, hàng quý với CEO. COO này thường đã gắn bó lâu dài với công ty, đi lên từ cấp trưởng phòng hoặc quản lý hoặc người đã làm vị trí tương tự.
- Trưởng phòng dự án: Đây là người dẫn đầu các sáng kiến mới cho việc phát triển công ty. COO này được tuyển vào để thực hiện các chiến lược cụ thể, chẳng hạn như thay đổi cơ cấu tổ chức lớn hoặc mở rộng thị phần công ty nhanh chóng. Chức vụ này có thể tuyển từ những nhân tài nổi trội trong công ty hoặc từ các công ty khác đã có kinh nghiệm tương tự.
- Cố vấn chiến lược: là người được công ty thuê để tư vấn cho các trưởng phòng hay quản lý trẻ trong công ty. Nhóm này thường có học vị cao như giáo sư đại học hoặc CEO ở các công ty lớn.
- COO “MVP”: là người được thăng chức trong nội bộ công ty. Công ty thăng chức cho nhân sự này vì khả năng làm việc ổn định và cống hiến lâu dài cho công ty. Điều này được thực hiện để đảm bảo họ không làm việc cho công ty đối thủ. MVP có nghĩa là Most Valuable Player – Người có giá trị nhất trong công ty.
- COO trái với CEO: người được tuyển vào như cánh tay trái của Giám đốc điều hành. Đặc điểm của COO này là người có khả năng hoàn toàn khác Giám đốc điều hành. Giả sử giám đốc điều hành là người hướng nội và quản lý độ ngũ tốt nhưng khả năng giao tiếp với đối tác và các nhà đầu tư không ổn. COO sẽ là người được tuyển vào vị trí này.
- Người thừa kế: người trở thành COO để học hỏi từ CEO, thường là người thân của giám đốc điều hành như con cái, em trai, em gái,…hay người được CEO tâm đắc và chọn thừa kế vị trí của mình.
COO là gì? Đó là một chức danh nặng ký và đảm nhận những công việc quan trọng trong công ty. Công việc của COO chỉ dưới CEO và có trách nhiệm quản lý công ty như một vị nội tướng quan trọng. Nếu bạn thực sự yêu thích công việc này và muốn trở thành COO trong nấc thang sự nghiệp của mình, hãy cố gắng rèn luyện kinh nghiệm cũng như các kỹ năng quản lý khác. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì hãy bình luận dưới bài viết này nhé!
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.