Chứng chỉ tiền gửi là gì? Tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ tiền gửi

Phản hồi: 1

Chợ giá – Chứng chỉ tiền gửi là một loại tài khoản tiết kiệm với lãi suất và kỳ hạn cố định. Khách hàng có thể nhận được lãi suất cao hơn so với tài khoản tiết kiệm thông thường. Bạn đã hiểu hoàn toàn về chứng chỉ tiền gửi là gì chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là gì?

chứng chỉ tiền gửi là gì
Chứng chỉ tiền gửi là một loại tài khoản tiết kiệm với lãi suất và kỳ hạn cố định

Chứng chỉ tiền gửi hay Certificate of deposit, là một loại tài khoản tiết kiệm có lãi suất cố định và thường cao hơn tài khoản tiết kiệm thông thường, thời hạn cố định và ngày rút tiền cố định. Bạn giữ tiền ở ngân hàng bằng một tờ chứng chỉ tiền gửi với thời hạn thường là từ ba tháng đến năm năm.

Chứng chỉ tiền gửi thường không có phí hàng tháng, nhưng hầu hết đều có phí phạt rút tiền sớm. Ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi như một loại sổ tiết kiệm, khách hàng được lấy tiền từ chứng chỉ tiền gửi cho đến khi hết hạn.

>>> Cập nhật lãi suất tiền gửi ngân hàng mới nhất tại đây!

Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm 

Chứng chỉ tiền gửi khác với tài khoản tiết kiệm truyền thống ở một số điểm sau:

  • Chứng chỉ tiền gửi có xu hướng lợi nhuận cao hơn tài khoản tiết kiệm thông thường. Sự kết hợp giữa rủi ro thấp và lãi suất cao của chứng chỉ tiền gửi so với các tài khoản tiết kiệm khác biến nó trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn.
  • Lãi tài khoản tiết kiệm thay đổi theo thời gian nhưng lãi suất chứng chỉ tiền gửi luôn cố định sau khi bạn mở tài khoản chứng chỉ tiền gửi. Đây là một lợi thế về lợi nhuận đảm bảo. Nếu bạn mở chứng chỉ tiền gửi khi lãi suất cao, bạn có thể được hưởng tỷ lệ đó ngay cả khi các ngân hàng giảm lãi suất trên tài khoản tiết kiệm và loại chứng chỉ tiền gửi mới.
  • Tài khoản tiết kiệm thì dễ dàng rút tiền, nạp tiền thường xuyên, trong khi chứng chỉ tiền gửi thì không. Bạn có thể gửi và rút tiền từ tài khoản tiết kiệm một cách đơn giản, nhưng bạn chỉ được rút tiền từ chứng chỉ tiền gửi sau ngày đáo hạn. Nếu rút sớm sẽ bị phạt lãi suất cao.

so sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
Chứng chỉ tiền gửi giúp khách hàng nhận được lãi suất cao hơn so với tài khoản tiết kiệm thông thường

Cách thức hoạt động của chứng chỉ tiền gửi

Quy trình mở chứng chỉ tiền gửi cũng tương tự như việc mở tài khoản tiết kiệm ngân hàng thông thường. Bản chất của chứng chỉ tiền gửi là ngân hàng muốn huy động vốn từ cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Sự khác biệt chính là khoản tiền gửi ban đầu vào chứng chỉ tiền gửi là khoản tiền gửi duy nhất trong thời gian gửi. Bạn không thể gửi thêm các khoản khác góp vào chứng chỉ tiền gửi như với tài khoản tiết kiệm hoặc séc thông thường.

Tiền lãi kiếm được trong chứng chỉ tiền gửi thường được cộng lại và được ghi có vào tài khoản, hàng ngày hoặc hàng tháng. Bạn sẽ nhận được tất cả lãi khi kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi kết thúc.

Khi thời hạn của chứng chỉ tiền gửi kết thúc, thông thường ngân hàng sẽ gia hạn chứng chỉ tiền gửi của bạn với tỷ giá mới, có lãi suất thấp hoặc cao hơn so với chứng chỉ tiền gửi cũ.

>>> Xem ngay: Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay (MỚI CẬP NHẬT)

Khi nào nên sử dụng chứng chỉ tiền gửi?

  • Bảo vệ các khoản tiền tiết kiệm cố định: Nếu bạn có tiền để dành cho một khoản tiền lớn trong tương lai để mua ô tô, mua nhà, thì chứng chỉ tiền gửi có thể là một cách tốt để giữ khoản tiền đó an toàn và sinh lãi.
  • Có nhiều lợi nhuận mà không rủi ro: Đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi giúp bạn tránh sự biến động của thị trường chứng khoán và kiếm được lợi nhuận tốt hơn các tài khoản tiết kiệm khác.

Tỷ lệ lãi suất đối với tài khoản tiết kiệm thông thường là 0,06%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của chứng chỉ tiền gửi trong 5 năm là 0,27% lãi suất hàng năm.

Bên cạnh chứng chỉ tiền gửi năm năm, bạn có thể đăng ký chứng chỉ tiền gửi ba tháng, sáu tháng hoặc một năm có lãi suất cao, để linh động hàng tháng thay vì hàng năm mới được sử dụng tiền của mình.

>>> Xem ngay: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào an toàn nhất?

Một số câu hỏi thường gặp

Khi một chứng chỉ tiền gửi đáo hạn mà không kịp rút thì có làm sao không?

Sau khoảng thời gian đó, chứng chỉ tiền gửi sẽ tự động gia hạn cho bạn với cùng kỳ hạn mà bạn đã đăng ký trước đó.

Nếu muốn rút tiền khỏi chứng chỉ tiền gửi có bị phạt không?

Bạn thường phải trả một khoản tiền phạt bao gồm lãi suất từ ​​vài tháng đến một năm nếu rút tiền từ chứng chỉ tiền gửi sớm.

Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi như thế nào?

Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi thường cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm, từ 9,5-10,2% một năm.

Nên gửi chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn nào?

Điều này phụ thuộc vào mục tiêu tiết kiệm của bạn. Thông thường, thời hạn càng dài – bạn cam kết bỏ tiền vào chứng chỉ tiền gửi tiền càng lâu thì lãi suất càng cao.

Ví dụ về một khoản chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng?

Ngân hàng SCB có khoản chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn với hạn mức tối thiểu từ 100 triệu đồng, kỳ hạn là 189 ngày, trả lãi cuối kỳ.

Kết luận

Đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi không phải là cách nhanh nhất để tăng lợi nhuận cho bạn, nhưng đó là cách mang lại lợi nhuận đảm bảo và an toàn mà nếu đầu tư vào các kênh khác không có. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về chứng chỉ tiền gửi là gì.

Thanh Tâm – Chợ giá

Bạn thấy bài viết này thế nào?