NPV là gì? Công thức tính chỉ số NPV và ví dụ cụ thể nhất

Phản hồi: 1

Chợ giá – Giá trị hiện tại ròng xác định giá trị của một khoản đầu tư, một dự án trong hiện tại so với tương lai. Tuy nhiên, NPV (giá trị hiện tại ròng) còn nhiều khía cạnh hơn để tìm hiểu và bàn luận. Thực sự NPV là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá công thức tính NPV qua bài viết này nhé!

NPV là gì? Giá trị hiện tại ròng là gì?

NPV là gì
Chỉ số NPV có giá trị trong dự đoán giá trị dòng tiền

NPV, viết tắt là Net Profit Value, nghĩa là giá trị hiện tại ròng, hoặc giá trị hiện tại thuần. NPV được hiểu là giá trị của dòng tiền trong tương lai của một khoản đầu tư trừ đi chiết khấu dòng tiền hiện tại. NPV tính trong toàn bộ vòng đời của một khoản đầu tư, chứ không chỉ tính trong một giai đoạn ngắn.

Phương pháp phân tích NPV là một hình thức định giá giá trị khoản đầu tư, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính kế toán. Ngoài đánh giá một khoản đầu tư, NPV còn đánh giá giá trị doanh nghiệp, chứng khoán, dự án liên doanh, chương trình giảm giá,…Bất cứ thứ gì liên quan đến dòng tiền.

Công thức thức tính NPV (Net Present Value)

Tính NPV của dự án XYZ, ta có:

Công thức tính chỉ số NPV
Công thức tính chỉ số NPV

Trong đó: 

  • n là tổng thời gian thực hiện dự án
  • t là thời gian tính dòng tiền
  • r là tỷ lệ chiết khấu
  • C0 là chi phí ban đầu để thực hiện dự án
  • Rt là dòng tiền thuần tại thời gian t

Hay nói cách khác NPV = Giá trị của dòng tiền tương lai – Giá trị của dòng tiền hiện tại (có tính trên tỷ lệ chiết khấu)

Ví dụ cụ thể về cách tính NPV

Giả sử, bạn có một khoản đầu tư cho dự án XYZ trong 3 giai đoạn riêng biệt, tổng giá trị là 1 tỷ đồng. Năm 1 là 500 triệu, năm 2 là 300 triệu, năm 3 là 800 triệu. Giả sử rằng tỷ lệ chiết khấu (tỷ lệ hoàn vốn) là 8% mỗi năm.

Thì NPV của dự án được tính như sau:

NPV = 355.23 triệu

Kết quả NPV của khoản đầu tư này trị giá 355.23 triệu hiện tại. Có nghĩa là một nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả tới 355.23 triệu hiện tại để nhận 1 tỷ trong vòng 3 năm.

Bằng cách tính này, nhà đầu tư sẽ nhận được tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 8%. Nếu chi bất kỳ khoản nào ít hơn 350 triệu, nhà đầu tư sẽ kiếm được tỷ suất hoàn vốn nội bộ lớn hơn 8%.

Ý nghĩa của giá trị hiện tại ròng (NPV)

Dựa vào chỉ số NPV chúng ta sẽ đánh giá được sự thành công hay thất bại của một dự án trong tương lai. Cụ thể:

  • Nếu giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự án hoặc khoản đầu tư là số âm, nghĩa là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng nhỏ hơn lãi suất chiết khấu. Vì vậy dự án này có thể bỏ qua.
  • Nếu NPV dương, dòng tiền đầu tư này tạo ra giá trị cao hơn trong tương lai, dự án có thể được chấp nhận.
  • Nếu NPV = 0 thì có nghĩa là dự án đầu tư này không làm tăng cũng như không làm mất đi giá trị cho công ty.

Chỉ số NPV được ứng dụng trong việc xác định dự án nào mang lại lợi nhuận lớn hơn trong tương lai, khi so sánh hai dự án.

ý nghĩa của chỉ số NPV
NPV giúp đánh giá sự thành công hay thất bại của một dự án trong tương lai

Ưu điểm và Hạn chế của giá trị hiện tại ròng (NPV)

Ưu điểm

Sử dụng NPV mang lại nhiều ưu điểm nổi trội:

  • Lợi ích của chủ sở hữu được tối đa hóa.
  • Có tính đến rủi ro và giá trị thời gian của dòng tiền. 
  • Dễ dàng trừ hoặc cộng NPV với nhau. 
  • Có thể xem xét được dòng tiền vào và các chi phí trong dự án.

Hạn chế

Mặc dù giá trị hiện tại ròng (NPV) là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá các cơ hội đầu tư, nhưng có một số nhược điểm dưới đây mà bạn cần xem xét:

  • Có nhiều giả định trong tương lai về chi phí, doanh thu,…
  • Có thể không thu được kết quả chính xác như mong muốn
  • Dễ bị thao túng các chỉ số để tạo ra NPV mong muốn
  • Tỷ lệ chiết khấu được giả sử không đổi theo thời gian (thực tế thì có thay đổi)
  •  Có nhiều rủi ro tương lai không lường trước được

Mối quan hệ giữa NPV và IRR

Chỉ số NPV được áp dụng song song với chỉ số IRR (Internal Rate of Return), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. IRR thích hợp để phân tích các dự án lập ngân sách vốn trong nội bộ công ty, trong khi đó NPV phổ biến hơn để so sánh các dự án đầu tư với người ngoài công ty.

Ngoài ra, IRR chỉ dùng để đánh giá độc lập một dự án, khả năng so sánh giữa 2 dự án không bằng NPV.

Dù vậy, kết quả IRR và NPV có thể khác xa so với thực tế. Các nhà đầu tư nên kết hợp hai chỉ số này để cho ra quyết định sáng suốt nhất.

>>> Xem ngay: IRR là gì? Cách tính chỉ số IRR đơn giản và nhanh chóng

Tại sao phân tích NPV (giá trị hiện tại ròng) được sử dụng rộng rãi?

Việc đánh giá một khoản đầu tư, thông qua chỉ số NPV, giúp chủ doanh nghiệp biết được tất cả doanh thu, chi phí, dòng tiền liên quan.

Ngoài việc thanh toán chi phí và tổng kết doanh thu, chỉ số NPC cũng cho thấy dòng tiền có thể tác động đến giá trị hiện tại của một khoản đầu tư, theo từng thời điểm.

Kết luận

Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu NPV là gì cũng như cách tính NPV để xem xét có nên đầu tư một dự án nào đó hay không. Việc phân tích tiềm năng của dòng tiền tương lai có thể đem đến quyết định thông minh hơn là theo cảm tính.

Thanh Tâm – Chợ giá