Chợ giá – Khi có những nhu cầu đặc biệt về xác thực và kiểm tra tài chính, khách hàng thường mong muốn sao kê ngân hàng để xác thực. Biết được lợi ích của sao kê ngân hàng có thể giúp khách hàng an tâm trong việc giữ tài khoản của mình an toàn và trong tầm kiểm soát.
Sao kê ngân hàng là gì?
Sao kê ngân hàng, còn gọi là sao kê tài khoản, là danh sách tổng hợp tất cả giao dịch của một tài khoản ngân hàng trong một thời gian nhất định, thường là hàng tháng hoặc quý. Bảng sao kê tài khoản ngân hàng chứa thông tin tài khoản, cũng như số tài khoản và danh sách chi tiết các mục đã gửi tiền, rút tiền.
Những khách hàng thường xem xét bảng sao kê ngân hàng để theo dõi các khoản chi tiêu, từ đó kiểm tra để điều chỉnh chính sách tài chính hoặc bất cứ sai sót nào xảy ra.
Ngân hàng thường thực hiện sao kê tài khoản chỉ khi khách hàng yêu cầu trực tiếp, bình thường bạn có thể tự kiểm tra tài khoản của mình thông qua internet banking, tại quầy ATM hoặc mobile banking. Ngân hàng sẽ sao kê tài khoản vào thời gian một tháng, quý, năm.
Cách xin sao kê ngân hàng Vietcombank/BIDV/VPbank/Vietinbank/Techcombank
Sao kê tài khoản ngân hàng trực tiếp tại quầy giao dịch
Đây là hình thức sao kê truyền thống nếu trong trường hợp cần sự xác nhận con dấu của ngân hàng. Khách hàng đến tại ngân hàng mà mình đã đăng ký tiến hành sao kê tài khoản. Trường hợp này dành cho những người muốn bảng sao kê có tính chất pháp lý và uy tín để nộp hồ sơ vay vốn hoặc cho công ty.
- Đầu tiên bạn đến tại các phòng giao dịch của ngân hàng muốn sao kê tài khoản
- Chuẩn bị giấy CMND để nhân viên ngân hàng kiểm tra thông tin tài khoản của bạn
- Tiến hành sao kê theo thời gian cách 1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm, nhận con dấu và trả một khoản phí nhỏ để nhận bảng sao kê ngân hàng
Sao kê tài khoản online bằng cách truy cập e-banking
Các hình thức sao kê ngân hàng thường áp dụng cho thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng. Khách hàng chỉ cần vào “Quản lý dịch vụ thẻ”, sau đó vào “Tra cứu/Sao kê thẻ” để xem biến động số dư tài khoản.
Hầu hết các tài khoản e-banking đều có chức năng này, quý khách có thể tra cứu trên website đăng nhập của mỗi ngân hàng.
Sao kê tài khoản ngân hàng tại máy rút tiền tự động ATM
Quý khách tiến hành đút thẻ vào khe ATM, sau đó nhập mật khẩu vào thẻ. Sau khi màn hình chính hiện ra, khách hàng chọn tiếp phần “Sao kê” hoặc “Kiểm tra số dư” để xem tài khoản đã rút nhập bao nhiêu tiền. Tiếp tục, in phiếu sao kê ra, tuy nhiên phiếu này không có con dấu của ngân hàng.
Lợi ích của việc kiểm tra sao kê tài khoản ngân hàng
Trong quá trình đối chiếu số dư tài khoản ngân hàng hiện tại với bảng sao kê ngân hàng, bạn nên nên kiểm tra sự khác biệt về khoản tiền rút ra nộp vào.
Sao kê ngân hàng là một công cụ tuyệt vời giúp chủ tài khoản theo dõi số tiền của mình. Một bản sao kê chi tiết có thể giúp chủ tài khoản theo dõi tình hình tài chính, xác định nhầm lẫn và nhận ra thói quen chi tiêu của mình. Bạn cũng nên sao kê tài khoản một cách thường xuyên — hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng — để đảm bảo lịch sử giao dịch của bạn khớp với lịch sử giao dịch của ngân hàng. Điều này giúp giảm phí thấu chi, sai sót và gian lận tài chính.
Nếu phát hiện có sai lệch phải báo cho ngân hàng kịp thời. Các chủ tài khoản với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng nên giữ bản sao kê hàng tháng trong khoảng 1 một năm để đối chiếu. Vì đây là đối tượng dễ bị các thành phần xấu muốn tham ô tài sản.
Thông tin cần xem trên sao kê ngân hàng
Những nội dung trên bảng sao kê ngân hàng bao gồm thông tin về ngân hàng, chẳng hạn như tên và địa chỉ ngân hàng cũng như thông tin của bạn. Bảng sao kê ngân hàng cũng sẽ chứa thông tin tài khoản và ngày sao kê, cũng như số dư đầu kỳ và cuối kỳ của tài khoản. Thông tin chi tiết của từng giao dịch, đặc biệt là số tiền, ngày tháng và người nhận thanh toán. Các nội dung cụ thể như sau:
- Thông tin tài khoản: Là tên, địa chỉ, số thẻ, chứng minh nhân dân, nói chung là tất cả những thông tin cá nhân của bạn
- Ngày sao kê: Là ngày hiện tại ngân hàng làm bảng sao kê tài khoản cho bạn
- Số dư đầu kỳ: Đối với các tài khoản tiết kiệm hay tài khoản thẻ ATM, bạn sẽ có số dư đầu kỳ bởi lượng tiền bạn nộp vào tài khoản
- Dư nợ cuối kỳ: Là số tiền nợ chưa thanh toán ở các kỳ trước, có thể bao gồm các khoản phí duy trì thẻ
- Ngày đáo hạn: Là thời gian cuối cùng bạn cần hoàn tất việc thanh toán các khoản nợ chi tiêu, lưu ý ngày này để tránh bị phạt tiền khi quá hạn hợp đồng
- Ngày giao dịch: Là các ngày bạn thực hiện rút tiền từ thẻ hoặc nạp tiền vào thẻ, chính xác ngày giờ tháng năm
- Thông tin chi tiết từng giao dịch: Gồm có thông tin về họ tên người giao dịch, số tài khoản, số tiền, các khoản ghi chú cá nhân
- Số tiền: Là khoản tiền bạn rút ra từ thẻ
- Người nhận thanh toán: Gồm có họ tên, số tài khoản, chi nhánh ngân hàng của người nhận
Bài viết này đã cho bạn hiểu rõ hơn về sao kê ngân hàng là gì? Đây là một cách thức quan trọng để bạn kiểm tra lại những giao dịch cá nhân trong quá khứ để biết cách chi tiêu hợp lý hơn. Hãy đảm bảo tài khoản của mình luôn an toàn và bảo mật nhé!
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.