Trùm nợ Evergrande (Trung Quốc) bất ngờ huỷ bỏ các cuộc họp với chủ nợ, xem xét lại kế hoạch trước tái cơ cấu khoản nợ 20 tỷ USD

Phản hồi: 1

Tập đoàn của Trung Quốc, đang vật lộn với khoản nợ 327 tỷ USD, đã bất ngờ hủy bỏ các cuộc họp với chủ nợ dự kiến diễn ra vào tuần tới trong bối cảnh doanh số bán nhà sụt giảm và các vụ kiện ngày càng gia tăng.

Theo thông báo vào cuối ngày thứ Sáu (22/09/2023), nhà phát triển đã hủy bốn cuộc họp với hai nhóm chủ nợ ở Hồng Kông và Quần đảo Cayman dự kiến diễn ra vào ngày 26 tháng 9. Hai cuộc họp vào ngày 25/9 của một nhóm chủ khác ở Hong Kong và Quần đảo Virgin thuộc Anh cũng bị tạm dừng. Lý do là doanh số bán hàng yếu hơn dự kiến và công ty cần đánh giá lại các điều khoản tái cơ cấu; Evergrande chưa đưa ra thông báo lịch họp mới. 

Evergrande (Trung Quốc)
Evergrande (Trung Quốc)

Trước đó, các cuộc họp hồi cuối tháng 8 cũng đã bị hoãn lại gần 1 tháng, sau khi nhà phát triển bất động sản của tỷ phú Hứa Gia An (Chủ tịch kiêm nhà sáng lập Evergrande)  tại trụ sở tại Thâm Quyến đưa ra nhiều câu hỏi hơn cho các chủ nợ nước ngoài về tình hình kinh doanh và tài chính của công ty.

Theo số liệu cập nhật vào ngày 30/06/2023, Tập đoàn Evergrande có tổng nợ phải trả là 2,4 nghìn tỷ nhân dân tệ (327 tỷ USD). Nhà phát triển đã chào bán trái phiếu mới, nợ chuyển đổi và cổ phần trong các đơn vị quản lý tài sản và sản xuất ô tô của mình để xoa dịu các chủ nợ. Hiện Evergrande đang tìm cách sắp xếp lại khoản nợ không trả được trị giá 20 tỷ USD và các yêu cầu bồi thường từ chủ nợ.
image1
Ảnh: Ông Hứa Gia An – Chủ tịch kiêm nhà sáng lập của Evergrande

Mặc dù Evergrande không cung cấp số liệu bán hàng mới nhất nhưng những cập nhật gần đây từ các công ty cùng ngành khác cho thấy thị trường nhà ở Trung Quốc tiếp tục chững lại trong quý này, bất chấp các biện pháp thúc đẩy mua nhà của nhà nước.

Các nhà quản lý tiền tệ cho biết trong khi Bắc Kinh đang nới lỏng các quy định về thế chấp và chi phí tài chính, các hành động chính sách của nước này hầu như không giúp giải quyết được cuộc khủng hoảng tín dụng trên thị trường nhà ở nội địa trị giá 2,6 nghìn tỷ USD. Kể từ khi triển khai quy định “ba lằn ranh đỏ” làm tê liệt ngành vào tháng 8 năm 2020, các nhà phát triển tư nhân lớn nhất quốc gia đã không chịu nổi khi doanh số bán nhà sụt giảm, dòng tiền sụt giảm và các chủ nợ chùn bước.


 

image3
Ảnh: Một khu nhà ở được xây dựng bởi Evergrande

Trong bối cảnh nợ nần chồng chất, Evergrande liên tục vướng vào các vụ kiện. Theo hồ sơ giao dịch chứng khoán ngày 30/08/2023, khoảng 164 vụ kiện trong tháng 7 đã được đệ trình chống lại Evergrande liên quan đến khoản nợ 12,6 tỷ nhân dân tệ và 55 vụ đóng băng 44,7 tỷ nhân dân tệ tài sản của tập đoàn này.

Đầu tháng này, chính quyền Thẩm Quyến đã bắt giữ một số giám đốc điều hành của đơn vị quản lý tài sản. Evergrande cho biết việc “áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự” đối với nhân viên của mình sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

 

Hà Giang