Dự báo giá xăng dầu hôm nay 02/01/2025

Phản hồi: 1

Chợ Giá – Chúng tôi liên tục cập nhật các số liệu để đưa ra các nhận định và xu hướng điều chỉnh giá xăng dầu ở mức tương lai gần.

Số liệu được cập nhật tổng hợp từ các nguồn như: Giá dầu thô thế giới, quỹ bình ổn xăng dầu, mức độ chênh lệch, giá xăng dầu thành phẩm tại singapore, tỷ giá USD. Tỷ giá Vietcombank

Số liệu được đưa ra nhằm mục đích tham khảo cho các tiểu thương, các cửa hàng xăng dầu trên cả nước.

Chợ Giá không chịu trách nhiệm về tính pháp lý cũng như tính ràng buộc của số liệu chính xác.

Bộ Công Thương đề xuất giải pháp giải cứu doanh nghiệp xăng dầu
Dự đoán giá xăng dầu hôm nay

Dự báo giá xăng dầu Việt Nam được chúng tôi tổng hợp và phân tích dựa trên nhiều nguồn.

Nhấn vào đây để tham gia nhóm Zalo Xăng Dầu – Chợ Giá

 

CHỢ GIÁ DỰ BÁO GIÁ XĂNG DẦU NGÀY 02/01/2025

Mặt hàng Giá nhập khẩu (Giá Singapore) Chợ Giá dự báo giá xăng dầu ngày 09/01/2025
Xăng RON 95 – III 85.92 Tăng 250đ
Xăng E5 RON 92 82.95 Tăng 300đ
Điêzen 0.05S-II 91.58 Tăng 380đ 
Dầu hỏa 89.18 Tăng 220đ 
Dầu F0 (Dầu Mazut) 449.94  Tăng 80đ
Dầu thô (WTI) 72.85  

Lưu ý: Thứ 7 và chủ nhật thị trường thế giới đóng cửa nên không có giá cập nhật


Bảng giá xăng dầu hôm nay 02/01/2025

Quỹ bình ổn xăng dầu là gì?

Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thành lập vào năm 2009. Quỹ bình ổn giá sẽ trích lập một khoản tiền cụ thể 300 đồng/lít (kg). Cố định trong giá cơ sở (giá để hình thành giá bán lẻ xăng dầu). Xét về bản chất của Quỹ bình ổn xăng dầu hiện nay ở Việt Nam đang lấy tiền của chính người mua xăng dầu để “bình ổn” giá cho người mua xăng dầu. Mục đích ban đầu quỹ bình ổn giá này góp phần bình ổn giá xăng dầu, giảm lạm phát.

Tác dụng của quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG)

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng quỹ bình ổn xăng dầu hoạt động còn thiếu minh bạch, cần xem xét lại, thay đổi cách vận hành hoặc bỏ đi để mặt hàng này vận hành theo cơ chế thị trường.


Nhiều nhận định lại đưa ra những luận điểm như quỹ bình ổn giá gây hại cho nền kinh tế ở chỗ nó là “hố đen” để một nhóm người nào đó có thể trục lợi, vì mọi việc liên quan đến Quỹ bình ổn không thể minh bạch hoàn toàn được. Đó là chưa nói đển tổn thất tính vào Quỹ bình ổn, tức là được “trừ” vào lợi ích của người tiêu dùng, khi mà việc quản lý Quỹ bình ổn làm phát sinh chi phí quản lý và đủ loại chi phí liên quan khác.

Nói cách khác, sẽ là không quá khi kết luận rằng Quỹ bình ổn thực ra lại làm tổn hại đến an sinh xã hội cũng như kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, vì một phần của nguồn lực xã hội bị tiêu tốn một cách vô ích.

Nhiều nước trên thế giới, họ có quỹ hỗ trợ xăng dầu của người dân, tức là quỹ hỗ trợ xăng dầu của họ không chỉ lấy nguồn tiền từ người tiêu dùng mà còn có cả tiền ngân sách nhà nước và các nguồn khác (ở Thái Lan có cả thuế xuất nhập khẩu đóng góp vào quỹ này).

Nguyễn Minh Khuê