Chợ giá – Một trong những dòng quan trọng nhất trong báo cáo tài chính của công ty là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là gì? Dưới đây là những điều bạn cần biết về vốn chủ sở hữu để đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu thực chất là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp. Đó là những gì còn lại cho chủ sở hữu sau khi bạn đã trừ tất cả các khoản nợ phải trả khỏi tài sản.
Khi xem xét bảng cân đối kế toán của một công ty, vốn chủ sở hữu được tuân theo một phương trình kế toán cơ bản sau:
Tài sản – Nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu
Từ “vốn chủ sở hữu” thường được sử dụng với ý nghĩa như vốn có của riêng người chủ sở hữu, người sáng lập công ty. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu cũng có thể hiểu là vốn chủ sở hữu của cổ đông hoặc vốn chủ sở hữu chứng khoán nếu doanh nghiệp được cấu trúc như một LLC.
*** LLC là viết tắt của Limited liability company: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn đầu tư hay vốn góp của chủ sở hữu: Tiền do chủ doanh nghiệp đầu tư
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận của doanh nghiệp kể từ khi thành lập
- Chênh lệch đánh giá tài sản: Tài sản bất động sản, hàng tồn kho, tài sản cố định,…
- Nguồn vốn khác: cổ phiếu quỹ, nguồn kinh phí sự nghiệp
Tuy nhiên, vốn đầu tư ban đầu và lợi nhuận hoạt động kinh doanh là hai nguồn chính của vốn chủ sở hữu, còn hai phần vốn còn lại chiếm một phần khá nhỏ trong vốn chủ sở hữu.
Nếu doanh nghiệp được cấu trúc như một công ty, vốn chủ sở hữu cũng có thể bao gồm các tài khoản như:
- Thu nhập giữ lại
- Cổ phiếu phổ thông
- Cổ phiếu ưu đãi
- Cổ phiếu quỹ
Báo cáo tài chính về vốn chủ sở hữu là gì?
Một số báo cáo tài chính bao gồm báo cáo về vốn chủ sở hữu. Báo cáo tài chính này cung cấp thông tin chi tiết về những thay đổi đối với tài khoản vốn của chủ sở hữu trong một thời kỳ nhất định, chẳng hạn như:
- Số dư đầu kỳ của tài khoản vốn của chủ sở hữu
- Tăng vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận hoặc góp vốn bổ sung
- Giảm vốn chủ sở hữu do thua lỗ hoặc phân phối vốn
- Số dư cuối kỳ của tài khoản vốn của chủ sở hữu
Số dư cuối kỳ trên báo cáo vốn chủ sở hữu phải khớp với tài khoản vốn chủ sở hữu được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của công ty cho kỳ kế toán đó.
Nói chung, việc tăng vốn chủ sở hữu từ năm này sang năm khác cho thấy một doanh nghiệp đang thành công và phát triển.
Cách tính vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu được tính bằng cách cộng tất cả các tài sản của doanh nghiệp và trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả của nó.
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả
Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu có thể là một trong những yếu tố để tính toán giá trị thị trường của một doanh nghiệp. Nhưng đừng nhìn vào vốn chủ sở hữu để đánh giá bức tranh tổng quát về giá trị thị trường của một công ty.
Vốn chủ sở hữu có thể được tính bằng cách tổng hợp tất cả các tài sản kinh doanh (nhà máy và thiết bị , hàng tồn kho, lợi nhuận cuối cùng,…) và trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả (tiền lương nhân viên, khoản vay dài hạn, khoản vay ngắn hạn,…).
Ví dụ cách tính vốn chủ sở hữu
Giả sử rằng anh An sở hữu và điều hành một nhà máy lắp ráp máy tính ở Bình Dương và anh ấy muốn biết vốn chủ sở hữu của mình trong doanh nghiệp là bao nhiêu.
Bảng cân đối kế toán của An vào năm trước cho thấy mặt bằng nhà kho được định giá 1 tỷ đồng, thiết bị nhà máy được định giá 1 tỷ đồng, hàng tồn kho được định giá 800 triệu đồng và khách hàng nợ doanh nghiệp là 400 triệu đồng.
Bảng cân đối kế toán cũng chỉ ra rằng An nợ ngân hàng 500 triệu đồng, các cổ đông 800 triệu đồng và tiền lương và tiền công ở mức 800 triệu đồng.
Theo công thức trên, vốn chủ sở hữu có thể được tính như sau:
- Tài sản = 1 tỷ + 1 tỷ + 800 triệu + 400 triệu = 3,2 tỷ đồng
- Nợ phải trả = 500 triệu + 800 triệu + 800 triệu = 2,1 tỷ đồng
- Vốn chủ sở hữu của An = 3,2 tỷ đồng – 2,1 tỷ đồng = 1,1 tỷ đồng
Do đó, giá trị tài sản của An trong công ty là 1,1 tỷ đồng.
Giải đáp một số thắc mắc về vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu có phải là tài sản không?
Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể coi vốn chủ sở hữu như một tài sản, nhưng nó không được thể hiện như một tài sản trên bảng cân đối kế toán của công ty. Tại sao? Vì về mặt kỹ thuật, vốn chủ sở hữu là tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp – không phải bản thân của doanh nghiệp.
Tài sản kinh doanh là tiền bạc, giấy tờ và cơ sở vật chất có giá trị thuộc sở hữu của công ty. Vốn chủ sở hữu giống như một khoản nợ phải trả đối với doanh nghiệp. Nó thể hiện những tuyên bố của chủ sở hữu đối với những gì sẽ còn lại nếu doanh nghiệp bán tất cả tài sản của mình và trả hết các khoản nợ.
Vốn chủ sở hữu có thể bị âm không?
Vốn chủ sở hữu có thể âm nếu nợ phải trả của doanh nghiệp lớn hơn tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, chủ sở hữu có thể cần phải đầu tư thêm tiền để trang trải khoản thiếu hụt.
Khi một công ty có vốn chủ sở hữu âm và chủ sở hữu lấy các khoản rút ra từ công ty, các khoản rút ra đó có thể bị đánh thuế như lãi vốn trên tờ khai thuế của chủ sở hữu. Vì lý do đó, chủ doanh nghiệp nên theo dõi tài khoản vốn của mình và cố gắng không lấy tiền từ công ty trừ khi tài khoản vốn của họ có số dư dương.
Kết luận
Mỗi doanh nghiệp đều có vốn chủ sở hữu nhất định được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Giá trị vốn chủ sở hữu có thể tăng lên theo thời gian nếu doanh nghiệp đó tăng trưởng hàng năm. Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu được vốn chủ sở hữu là gì và cách tính nó.
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.