Chợ giá – Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế là thước đo khả năng sinh lời của một công ty trước và sau khi trả thuế. Thông tin này cung cấp cho các nhà đầu tư và công ty dữ liệu tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi phân tích sự khác biệt của hai loại lợi nhuận này.
Lợi nhuận trước thuế là gì?
Lợi nhuận trước thuế (EBT) bao gồm tất cả các khoản lợi nhuận mà công ty tạo ra, thông qua hoạt động kinh doanh trực tiếp hoặc các hoạt động phi kinh doanh khác. Lợi nhuận trước thuế (EBT) được sử dụng để kiểm soát chi phí thuế liên tục thay đổi trong doanh nghiệp. Việc lợi nhuận trước thuế cao hay thấp có thể giúp công ty hiểu được mức lợi nhuận mà công ty đang tạo ra.
Lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng trong các bản báo cáo tài chính thể hiện việc có lãi, lỗ của daonh nghiệp. Từ đó, chủ doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư có thể giám sát được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế là một trong những thước đo quan trọng đánh giá hoạt động của một công ty.
Lợi nhuận sau thuế là gì?
Lợi nhuận sau thuế (PAT) có thể được gọi là lợi nhuận ròng dành cho các cổ đông sau khi doanh nghiệp đã thanh toán tất cả các chi phí và thuế. Doanh nghiệp có thể thuộc bất kỳ loại hình nào, chẳng hạn như công ty TNHH MTV, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty thuộc sở hữu của chính phủ, công ty TMCP.
Thuế là một phần chi phí không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Sau khi thanh toán tất cả các chi phí hoạt động kinh doanh sản xuất, lãi vay, v.v., doanh nghiệp còn lại một phần lợi nhuận, được gọi là lợi nhuận trước thuế. Sau đó, doanh nghiệp sẽ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước, mức thuế được tính trên tổng lợi nhuận doanh nghiệp có được. Sau khi trừ đi số thuế phải nộp, doanh nghiệp thu được lợi nhuận ròng, còn gọi là lợi nhuận sau thuế (PAT).
Cách tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế
Tính lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế có thể tính như sau:
Lợi nhuận trước thuế (EBT) = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh
Trong đó:
- Tổng doanh thu: toàn bộ doanh thu từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gồm có sản xuất hàng bán, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các nguồn khác.
- Chi phí cố định: các loại chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động, chi phí thuê nhân công, chi phí quảng cáo.
- Chi phí phát sinh: tất cả các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp.
Tính lợi nhuận sau thuế
Công thức tính lợi nhuận sau thuế có thể mô tả như sau:
Lợi nhuận sau thuế (PAT) = Lợi nhuận trước thuế (PBT) – Thuế
Trong đó:
- Lợi nhuận trước thuế: được xác định bằng tổng doanh thu – tổng chi phí
- Thuế: Mức thuế được tính dựa trên ngành sản xuất, vị trí địa lý, một số ngành còn có khả năng miễn giảm thuế
Trên thực tế, các doanh nghiệp thường áp dụng công thức tính lợi nhuận sau thuế như sau:
PAT= Tổng doanh thu – ( 30% số tiền đầu tư cho sản xuất kinh doanh + 10% thuế giá trị gia tăng + 20% thuế thu nhập doanh nghiệp)
Ví dụ về cách tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế
Giả sử công ty ABC có thể kiếm được doanh thu là 500 triệu một tháng, và đang hoạt động tốt. Chi phí cho hoạt động kinh doanh và phi hoạt động kinh doanh lần lược lần lượt là 150 triệu và 68 triệu. Thuế phải nộp nhà nước là 30%. Tính lợi nhuận sau thuế (PAT) của công ty.
Từ dữ liệu trên, chúng tôi có được các thông tin sau.
- Doanh thu của ABC: 500 triệu
- Chi phí cố định: 150 triệu
- Chi phí phát sinh: 68 triệu
Do đó, nếu lấy doanh thu trừ đi chi phí hoạt động và chi phí phi hoạt động, sẽ có được Lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trước thuế (EBT) = 500 triệu – (150 triệu + 68 triệu) = 282 triệu
Thuế suất công ty phải trả, trên 30% tổng doanh thu là:
- Số tiền nộp thuế = 30% x 282 triệu = 84,6 triệu
Do đó theo công thức, ta có lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế (PAT) = Lợi nhuận trước thuế – Thuế = 282 triệu – 84,6 triệu = 197,4 triệu
Ý nghĩa của việc tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế
Giúp xác định sức khỏe của doanh nghiệp, là một thông số quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Xác định tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả hoạt động và lợi nhuận còn lại, cũng như cổ tức được chia sau khi thanh toán tất cả các chi phí.
Tỷ lệ chia cổ tức tương ứng trực tiếp với lợi nhuận sau thuế. Khi lợi nhuận sau thuế càng cao, lợi tức cổ tức càng cao.
Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp cụ thể cũng phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế, vì tăng trưởng lợi nhuận giúp tăng giá cổ phiếu và ngược lại.
Nhược điểm của lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế chỉ được tính trong trường hợp sinh lời. Trong thời gian thua lỗ, thuế sẽ không được áp dụng, do đó hoạt động kinh doanh trở nên không bền vững khi doanh nghiệp liên tục thua lỗ.
Thể hiện sự yếu kém của việc quản lý, mô hình kinh doanh và hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp.
Kết luận
Cả lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều cho thấy triển vọng sinh lời của công ty về mặt hiệu quả kinh doanh. Sự tăng trưởng của công ty càng cao cho thấy lợi nhuận sau thuế cao hơn doanh thu, tỷ suất sinh lợi gia tăng. Đây là tín hiệu tích cực đánh giá khả năng của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều có thể âm, nghĩa là thua lỗ do công ty làm ăn kém hiệu quả, dẫn đến lợi nhuận sau thuế thấp.
Qua bài viết trên hy vọng bạn đã phân biệt được thế nào là lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế, cũng như cách tính toán các chỉ sổ này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi bên dưới.
Thanh Tâm – Chợ giá
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.