6 điều kiêng kỵ vào ngày tết Đoan Ngọ 2024 mà bạn nên tránh

Phản hồi: 1

Chợ giá – Tết Đoan ngọ hay còn gọi Tết mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày lễ truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Đây là ngày lễ có hơi hướng tâm linh, giúp người nông dân Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên, trời đất, vạn vật vì đã mang đến cho họ mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no. Vì vậy ban cần biết những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan ngọ và tránh thực hiện để cả năm 2024 được hanh thông, tốt đẹp.

Tết Đoan Ngọ – nét đẹp văn hóa của người Việt

tet doan ngo can chuan bi nhung gi
Những thực phẩm không thể thiếu vào ngày Tết đoan ngọ

Tết Đoan Ngọ thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền như Tết nửa năm, ngày diệt sâu bọ, tết Đoan dương.  Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Tết Đoan ngọ được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Trong năm 2024, ngày lễ đặc biệt này rơi vào thứ hai, ngày 10/6/2024. 

Trong ngày Tết đoan ngọ, người dân Việt Nam thương tổ chức lễ tạ ơn tổ tiên, trời đất, vạn vật đã cho họ có được một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no. Họ cũng thực hiện những nghi thức truyền thống được cho là mang lại sức khỏe, sự may mắn như ăn rượu nếp để diệt sâu bọ, tắm lá thiên nhiên, hái thảo dược,…

Tết Đoan ngọ được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Trong năm 2024, ngày lễ đặc biệt này rơi vào thứ hai, ngày 10/6/2024.

Không chỉ Việt Nam mà một số quốc gia trong khu vực châu Á như: Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc cũng xem ngày mùng 5 tháng 5 là một dịp lễ quan trọng.

Những điều kiêng kỵ vào ngày Tết Đoan ngọ

dieu kieng ky vao ngay tet doan ngo

Bên cạnh những nghi thức thú vị thì người dân cũng lưu truyền về những điều kiêng kỵ trong ngày lễ đặc biệt này để tránh xui xẻo cho bản thân và gia đình. Dưới đây là 8 điều không nên làm vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm:

1. Đến những nơi có nhiều âm khí

Trong ngày 5/5 âm lịch, bạn không nên tới những nơi có nhiều âm khí như bệnh viện, nghĩa trang, ao hồ, nơi tối tăm, vắng vẻ để tránh bị âm khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.

Trên thực tế, những địa điểm này thường chứa nhiều mầm bệnh. Tết Đoan ngọ thường trùng hoặc gần ngày Hạ chí, khoảng thời gian nóng nhất trong năm, nên vi sinh vật gây bệnh phát triển rất mạnh.

2. Soi gương vào nửa đêm

Quan niệm dân gian cho rằng vào ngày 5/5 Âm lịch, mọi người không nên soi gương vào khoảng thời gian từ 00h – 3h sáng. Bởi đây là khoảng thời gian âm khí hoạt động mạnh nhất, việc soi gương hay chụp ảnh rất dễ chiêu dụ âm khí, không tốt cho sức khỏe.


3. Để dép lộn xộn

Trong tiếng Hán, từ giày dép đồng âm với từ “tà”, việc để lộn xộn, lung tung thì sẽ dễ chiêu dụ tà khí. Vì vậy sau khi đi ra ngoài về, bạn nên để giày dép gọn gàng, vừa đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ cho căn nhà, vừa đúng phong thủy.

khong de dep lon xon vao ngay tet doan ngo
Không chỉ vào ngày Tết đoan ngọ mà còn trong cuộc sống hàng ngày, việc để dép gọn gàng sẽ giúp phong thủy nhà bạn tốt hơn.

4. Đặt chân xuống đất ngay khi vừa ngủ dậy

Trong ngày tết Đoan ngọ, người lớn sau khi mới ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải thực hiện nghi thức diệt sâu bọ. Theo đó, bạn phải súc miệng 3 lần cho thật sạch, sau đó mới có thể rời giường và ăn một bát con rượu nếp, hoa quả để “diệt sạch sâu bọ” có trong đường ruột. 

Người xưa cho rằng nghi thức này sẽ giúp loại bỏ các ký sinh có hại trong đường ruột, từ đó giúp hệ tiêu hóa được tốt hơn, cải thiện sức khỏe.

5. Làm rơi tiền

Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong ngày Tết đoan ngọ. Rơi tiền bạc hay ví trong ngày Tết Đoan ngọ được cho là làm rơi mất tài lộc, khiến tài vận đi xuống. V

6. Tham quan lăng tẩm, địa đạo

Việc tham quan lăng tẩm, địa đạo hay các khu chiến tích cổ xưa cũng được cho là không nên bởi đây đều là những địa điểm chứa nhiều năng lượng âm tính. Nếu bắt buộc phải đi, tốt nhất là tránh tới những nơi này sau 15h.

Trên đây là những điều kiêng kỵ vào ngày Tết Đoan ngọ mà bạn không nên làm. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang hình thức tham khảo, việc thực hiện tùy thuộc vào tín ngưỡng, phong tục  của mỗi người, mỗi địa phương.