Nhà đầu tư huyền thoại Jeremy Grantham lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về “siêu bong bóng” trên thị trường tài chính và cảnh báo sự xuất hiện của nó có thể báo trước một cuộc suy thoái khắc nghiệt sắp diễn ra.
Nhà đồng sáng lập GMO và nhà sử học thị trường đã đề cập đến mọi thứ diễn ra mấy năm trở lại đây, từ giá trị tài sản ròng của chính ông cho đến Elon Musk, các chính sách của Fed hiện nay và khả năng chi trả nhà ở, bất bình đẳng thu nhập và cơn sốt cổ phiếu meme vào năm 2021.
Jeremy Grantham cảnh báo về một “siêu bong bóng” khổng lồ đang diễn ra
Nhà đầu tư kỳ cựu đã thảo luận về khả năng chi trả nhà ở và bất bình đẳng thu nhập trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Grantham cũng đề cập đến Elon Musk, Fed, giá trị tài sản ròng của chính ông và cơn sốt cổ phiếu meme năm 2021. |
Jeremy Grantham đã liệt kê ra các vấn đề chính đang xảy ra dưới đây
Về nguy cơ siêu bong bóng sắp diễn ra
“Siêu bong bóng quay trở lại xu hướng giống như tất cả các bong bóng bình thường, nhưng chúng gây ra nhiều hệ quả lớn hơn vì chúng làm biến dạng hệ thống tài chính của thế giới. Khi chúng chắc chắn bị phá vỡ, chúng luôn là một cú sốc vì mọi người đều đã mắc kẹt trong mô hình mới.
Cuối cùng chúng đi theo xu hướng mới, và tất cả ngoại trừ một trong số chúng trong lịch sử đều đi dưới xu hướng trong một thời gian, và điều đó tạo ra hiệu ứng thu nhập tiêu cực rất lớn và luôn gây ra suy thoái kinh tế.” (Grantham đã liên tục cảnh báo S&P 500 có thể sụt giảm hơn 50%.)
Nền kinh tế đang trong giai đoạn tồi tệ
“Có thể bạn chưa biết, suy thoái kinh tế nó khủng khiếp và gây ra nhiều hệ luỵ như thế nào. Cuộc suy thoái kinh tế khủng khiếp vào năm 1929 là một ví dụ. Cuộc khủng hoảng của Nifty 50 vào những năm 1970 được xem lại cuộc đại lạm phát lớn nhất trong lịch sử loài người.
Nifty 50 là một nhóm 50 cổ phiếu được các nhà đầu tư tổ chức ưa chuộng nhất trong thập niên 1960 và 1970.
Các cổ phiếu Nifty 50 có tiếng tăm trong thị trường tăng trưởng của thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Chúng được biết đến như cổ phiếu “quyết định mãi mãi”, bởi vì các nhà đầu tư có thể mua và nắm giữ mãi mãi cổ phiếu đó.
Ví dụ về các cổ phiếu Nifty 50 bao gồm General Electric, Coca-Cola và IBM. Tuy nhiên, một phần của danh sách này bao gồm các công ty đã gặp rắc rối trong thập kỉ qua, ví dụ như Xerox và Polaroid.
Chúng ta chờ xem liệu điều này có tuân theo khuôn mẫu của lịch sử được lặp lại theo chu kỳ hay không, Nếu nó thoát khỏi thì phải chăng đây là một mô hình kinh tế mới hay không. Nhưng lịch sử thường không tử tế với mô hình mới.”
Bất bình đẳng thu nhập ở Mỹ rất nghiêm trọng
“Một chính phủ sáng suốt sẽ hành động để đảm bảo rằng có sự phân bổ thu nhập khá rộng rãi và có thể chấp nhận được.
Sự phân bổ thu nhập của người Mỹ không được đồng đều và có sự phân biệt. Nó đã dẫn đến sự ghẻ lạnh, gần như cay đắng và tức giận của ít nhất một phần ba công chúng Mỹ những người cảm thấy họ bị đối xử tệ bạc về thu nhập.
Sự độc quyền của Fed
“Nhiều người sẽ có suy nghĩ giống Jeremy Grantham về cái cách mà Fed đang lạm quyền và đã được giao quá nhiều trách nhiệm.
Nếu FED chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo có sẵn một lượng tiền có sẵn … nhưng FED lại lo lắng về lạm phát, về tăng trưởng, về nợ nần, thất nghiệp.
Tỷ giá USD chịu ảnh hưởng từ nhiều nhịp điều chỉnh của FED. Với tốc độ in tiền như hiện nay của FED thì khả năng xảy ra bong bóng chỉ là điều sớm muộn
Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá bị đẩy lên cao, do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa.
Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay “bong bóng vỡ”. Cả giai đoạn bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng “phản ứng thuận chiều”,
khi đại đa số những người tham gia thị trường đều có phản ứng đồng nhất với nhau. Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung, cầu trên thị trường.
Cơ chế của bong bóng kinh tế thường được giải thích bằng một lý thuyết có tên là “lý thuyết về kẻ ngốc hơn”. Lý thuyết này giải thích hành vi của những người tham gia vào một thị trường với sự lạc quan thái quá (anh ngốc).
Những anh ngốc này sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, với mong đợi sẽ bán được nó cho một tay đầu cơ tham lam khác (kẻ ngốc hơn) ở một mức giá cao hơn nhiều.
Bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm chừng nào mà anh chàng ngốc này vẫn còn tìm được một kẻ ngốc hơn mình sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Và bong bóng kinh tế sẽ kết thúc khi anh ngốc cuối cùng trở thành “kẻ ngốc nghếch nhất”, người trả giá cao nhất cho thứ hàng hóa được định giá quá cao và không tìm được người mua nào khác cho chúng, lúc đó bóng nổ.
(Bảo An theo BI)
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.