Hầu hết chứng khoán châu Á đều giảm điểm sau khi FED ra thông báo neo lãi suất cao trong thời gian dài đồng thời để ngỏ khả năng có thể tăng lãi suất vào cuối năm 2023. Thị trường chứng khoán Trung Quốc dẫn đầu về sự sụt giảm trong bối cảnh những lo ngại về bất động sản tại nước này gia tăng.
Tâm lý của các nhà đầu tư cũng trở nên lo lắng trước một loạt các chỉ số kinh tế quan trọng của khu vực sẽ được công bố vào tuần này
Nỗi lo bất động sản ảnh hưởng tới cổ phiếu Trung Quốc
Tập đoàn bất động sản China Evergrande Group (HK:3333) cho biết họ sẽ không thể phát hành khoản nợ mới do cuộc điều tra của chính phủ đang diễn ra đối với đơn vị thuộc tập đoàn này. Tin tức làm dấy lên lo ngại về một cuộc trấn áp rộng rãi hơn của chính phủ đối với lĩnh vực bất động sản, vốn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gia tăng.
Cổ phiếu của Evergrande Group đã giảm gần 25% trong phiên giao dịch ở Hồng Kông, đồng thời kéo theo sự sụt giảm của các cổ phiếu BĐS khác.
Country Garden Services (HK:6098) và Longfor Properties Co Ltd (HK:0960) đều giảm khoảng 3%, kéo chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm hơn 1%. Chỉ số Shanghai Shanghai CSI 300 và Shanghai Composite của Trung Quốc giảm từ 0,3% đến 0,5%.
Chứng khoán Trung Quốc đã chứng kiến nhiều biến động trong năm nay, khi thị trường đánh giá tình hình kinh tế xấu hơn so với dự đoán rằng chính phủ sẽ triển khai thêm các biện pháp kích thích để hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, tâm trạng của các NĐT đã tồi tệ hơn trong những tháng gần đây khi chính quyền Bắc Kinh ‘thận trọng’ hơn trong việc tung ra các biện pháp kích thích kinh tế.
Trọng tâm tuần này, các NĐT đang chờ báo cáo chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng trong tháng 9, dự kiến sẽ làm sáng tỏ hơn về hoạt động kinh doanh trong nước.
Nỗi lo ngại từ Thị trường Chứng khoán Trung Quốc lan sang các Thị trường Châu Á khác
Chỉ số ASX 200 của Úc giảm 0,4% do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Úc được công bố trong tuần này.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,6%.
Ngoại lệ, cổ phiếu Nhật Bản tăng khi BOJ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tốt cho giá yên phục hồi.
Chỉ số Nikkei 225 và TOPIX của Nhật Bản tăng lần lượt 0,4% và 0,7%.
Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều sau khi Ngân hàng Nhật Bản BOJ khẳng định sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ và sẵn sàng thực hiện các bước nới lỏng bổ sung nếu được yêu cầu
Trọng tâm tuần này là chỉ số lạm phát cơ bản tại Tokyo trong tháng 9 – một chỉ báo về lạm phát toàn quốc của Nhật Bản sẽ được công bố vào 29/09.
Sau thông báo từ FED, Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua cũng giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch thứ 6 ngày 22/09/2023, VN-Index giảm gần 20 điểm, về hơn 1.193 điểm. Đây là phiên giao dịch giảm mạnh nhất một tháng qua.
Hà Giang
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.